(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống hai bên tuyến QL 1A đoạn qua Hà Tĩnh đã tận dụng một phần diện tích của dải phân cách để trồng rau màu các loại. Việc làm này vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Rau được trồng trên Quốc lộ 1A đoạn qua Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà
Khi tuyến QL 1A đoạn qua thị trấn Thạch Hà được đầu tư nâng cấp mở rộng, hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người và xe tham gia lưu thông. Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiều hộ dân ở hai bên đường thuộc tổ dân phố 7 đã có “sáng kiến” ra giữa dải phân cách của đường xới đất trồng rau màu.
Hiện tại, nhiều loại rau màu như: Cải, ngò, rau thơm… đã được trồng, thậm chí người dân còn làm hàng rào tre che chắn cẩn thận.
Trên tuyến QL 1A thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên cũng xẩy ra tình trạng trên. Đi dọc tuyến đường, nhiều lần chúng tôi chứng kiến người dân đi bộ sang đường, ngồi chăm sóc rau “sạch” ngay giữa dải phân cách, mặc cho phương tiện qua lại rất đông.
Việc người dân trồng rau màu trên dải phân cách, đi lại qua đường không đúng luật quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Mặt khác, việc trồng, ngồi chăm sóc rau giữa dải phân cách tạo nên hình ảnh phản cảm đối với du khách khi đến Hà Tĩnh.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương cần tuyên truyền, sớm dẹp bỏ tình trạng trên, tránh tai nạn đáng tiếc xẩy ra.
Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi các công trình dân sinh trên địa bàn xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Hàng loạt máy móc, thiết bị khai thác đá trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị bỏ lại ngổn ngang gây lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là cảng cá cấp II tiếp nhận tàu công suất đến 400 CV nhưng bất cập hiện nay là luồng lạch bị bồi lắng khiến tàu thuyền vào ra rất khó khăn.
Tình trạng mua bán, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định của người dân trước cổng chợ Trổ Thạch Đài (xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh) dẫn đến mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã đóng cửa nghĩa trang Thiên Cầm để thực hiện chỉnh trang lại Khu du lịch Thiên Cầm. Tuy nhiên, từ tháng 10/2023 đến nay, nghĩa trang mới vẫn chưa được xây dựng.
Dọc tuyến đường Cửa Rào - Hương Thọ ở địa phận xã Quang Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, bất cập trong giao thông gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Mùi hôi thối bốc lên từ các trang trại chăn nuôi gần khu dân cư khiến cho cuộc sống của hơn 100 hộ dân ở xã Cẩm Bình (TP Hà Tĩnh) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đường cứu hộ, cứu nạn âu tránh trú bão cho tàu cá ở xã Thạch Kim (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sau 15 năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, tiềm ẩn mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Tình trạng xe tải xả nước bẩn khi lưu thông trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh khiến cuộc sống của nhiều người dân ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân) khổ sở vì mùi hôi thối.
Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
Tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều công trình hạ tầng được cải tạo khiến việc đổ rác thải xây dựng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị ở Hà Tĩnh.
Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.