Trung Quốc khai thác hơn 200.000 m3 băng cháy ở Biển Đông

Cơ quan thăm dò địa chất hải dương tỉnh Quảng Châu (GMGS) ngày 11/6 cho biết Trung Quốc đã khai thác được khoảng 210.000 m3 băng cháy ở Biển Đông và các hoạt động thử nghiệm đang diễn ra suôn sẻ.

trung quoc khai thac hon 200 000 m 3 bang chay o bien dong

Trung Quốc khai thác băng cháy dưới Biển Đông.

Theo GMGS, hoạt động khai thác và thử nghiệm này đã diễn ra được một tháng kể từ sau khi việc khai thác băng cháy được khởi động ở các vùng biển gần cửa sông Châu Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.

Tính đến chiều 10/6, sản lượng khai thác hàng ngày là 6.800 m3 Thông cáo của GMGS nêu rõ: “Quá trình sản xuất khí gas đang diễn ra suôn sẻ và chúng tôi đang thiết lập nền móng cho bước tiếp theo”.

Giám đốc GMGS Diệp Kiến Lương cho biết các biện pháp nghiêm ngặt đã được áp dụng để bảo vệ môi trường.

Ông nói: "Chúng tôi đang theo dõi không khí, các vùng biển, đáy biển và các thiết bị thăm dò. Chúng tôi cũng theo dõi chặt chẽ lượng metan và carbon dioxide". Giám đốc GMGS khẳng định tới nay hoạt động khai thác và thử nghiệm trên không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hiểm cho tầng địa chất.

Băng cháy thường tồn tại dưới đáy biển hoặc các vùng lãnh nguyên. Có tên khoa học là “natural hydrate” hoặc “gas hydrate”, băng cháy hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Nó có thể được đốt cháy như ethanol rắn và đó là lý do tại sao nó được gọi là băng cháy.

Theo giới khoa học, 1m3 băng cháy tương đương với 164 m3 khối khí tự nhiên thông thường.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.