Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh điều hành thảo luận tổ về một số dự thảo nghị quyết, quyết toán ngân sách

(Baohatinh.vn) - Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 đã điều hành phiên thảo luận tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau và Hà Tĩnh.

24.05.31.XV7.Tin.ThaoLuanTo.Chieu31.5.1.jpg
Đồng chí Hoàng Trung Dũng điều hành phiên thảo luận.

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 điều hành phiên thảo luận tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau và Hà Tĩnh.

Phát huy tính ưu việt, khắc phục vướng mắc, bất cập

Thảo luận tại tổ, các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển tỉnh Nghệ An nhanh và bền vững, trở thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

24.05.31.XV7.Tin.ThaoLuanTo.Chieu31.5.3.NguyenDuyThanh.jpg
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) phát biểu thảo luận.

Các đại biểu đề nghị bổ sung quy định về việc xây dựng, ban hành tiêu chí xác định đối tượng được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đồng thời, làm rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi vùng phụ cận, đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đánh giá, phân tích nguồn nhân lực, tài chính, đảm bảo tính thuyết phục, khả thi.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đưa ra 19 chính sách thuộc 4 nhóm lĩnh vực. Trong đó, nhóm quản lý tài chính - ngân sách có 5 chính sách; nhóm quản lý đầu tư có 7 chính sách; nhóm quản lý đô thị, tài nguyên rừng có 2 chính sách; nhóm tổ chức bộ máy và biên chế có 5 chính sách.

Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, các đại biểu cho rằng, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 119/2020/QH14 đã góp phần phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước từ thành phố đến phường, bảo đảm thống nhất, thông suốt, đẩy mạnh cơ chế phân cấp, ủy quyền, giảm khâu trung gian, rút ngắn thủ tục hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ cấu tổ chức UBND quận, phường, về cơ chế tài chính, biên chế công chức…

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể. Theo đó, có 9 chính sách về tổ chức mô hình chính quyền đô thị, 21 chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Các đại biểu khẳng định, việc xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm chính quyền đô thị ở TP Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu phát triển, với định hướng phát triển về đầu tư, hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp với quốc phòng, an ninh; hình thành một số trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển Đại học Đà Nẵng trở thành đại học quốc gia, phát triển Đà Nẵng thành hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu, thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật…

Rà soát, xác định đúng đối tượng được xử lý nợ

Thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, các đại biểu đánh giá trong điều kiện nền kinh tế năm 2022 phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, phải thực hiện chính sách miễn, giãn, giảm thuế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhưng công tác điều hành ngân sách đã thể hiện sự quyêt liệt, linh hoạt thu ngân sách vượt cao so với dự toán (vượt 28%), tỷ trọng thu nội địa đạt 79,5% tổng số thu NSNN; các nhiệm vụ thu chủ yếu đều vượt khá cao so với dự toán; chi ngân sách cơ bản bảo đảm nhiệm vụ của Nhà nước.

24.05.31.XV7.Tin.ThaoLuanTo.Chieu31.5.2.BeMinhDuc.jpg
Đại biểu Bế Minh Đức (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) phát biểu thảo luận.

Bên cạnh đó, các đại biểu băn khoăn về một số khó khăn, hạn chế như: lập, gửi báo cáo quyết toán chậm, một số địa phương phê chuẩn quyết toán chậm, chưa điều chỉnh theo số liệu kiểm toán nhà nước; ước thực hiện thu chi và lập dự toán không sát kéo dài nhiều năm; quản lý thu của cơ quan thuế còn bất cập; giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia chậm; còn tình trạng sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí; còn tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi; số chi chuyển nguồn phát sinh lớn; còn vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, thất thoát lãng phí; chưa kịp thời xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có sai phạm về tài chính, ngân sách…

Về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội, các đại biểu đề nghị rà soát, xác định đúng đối tượng được xử lý nợ; đối chiếu chính xác số tiền thuế nợ được khoanh, số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp; tiếp tục xử lý hủy khoanh nợ, xóa nợ đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định; rà soát, hoàn thiện hồ sơ thực hiện xử lý khoanh tiền thuế nợ, xóa tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá, lan tỏa

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh thống nhất với đề xuất về các cơ chế, chính sách đặc thù mới mang tính vượt trội, đột phá, có tính động lực, lan tỏa, nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển cho Nghệ An và Đà Nẵng.

111.jpg
Đồng chí Hoàng Trung Dũng phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Đồng thời, đề nghị cần đánh giá tổng thể, điều chỉnh hệ thống pháp luật về chính sách đặc thù; thực hiện phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động, gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu; tăng cấp phó để thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu cũng như đào tạo cán bộ; điều tiết hợp lý giữa ngân sách Trung ương và địa phương; có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo.

Về quản lý và quyết toán ngân sách, đồng chí Trưởng đoàn và các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị cần quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách Nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm; tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, bảo đảm an ninh, tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quyết toán ngân sách Nhà nước.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.