Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề

(Baohatinh.vn) - Mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Tuề ở xã Hương Lâm, Hương Khê (Hà Tĩnh) có một người con trai duy nhất Nguyễn Văn Bề đã anh dũng hi sinh, được Nhà nước công nhận là liệt sĩ.

Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề

Sáng 28/1, huyện Hương Khê long trọng tổ chức lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề. Đại diện lãnh đạo Sở LĐ&TB-XH tới dự.

Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề

Lãnh đạo Sở LĐ&TB-XH và lãnh đạo huyện Hương Khê dâng hương tại bàn thờ mẹ Hà Thị Tuề.

Mẹ Hà Thị Tuề sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Xuyên, lớn lên tham gia hoạt động cách mạng và các phong trào tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1934, mẹ Hà Thị Tuề xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Lam tại xã Hương Lâm, huyện Hương Khê. Đến năm 1936, hai ông bà sinh được một người con duy nhất là Nguyễn Văn Bề.

Năm 1965, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Nguyễn Văn Bề đã xung phong lên đường nhập ngũ và hi sinh anh dũng vào ngày 3/9/1972 tại Quảng Bình, được Nhà nước công nhận liệt sĩ.

Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề

Lãnh đạo Sở LĐ&TB-XH và huyện Hương Khê trao danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” của mẹ Hà Thị Tuề cho thân nhân gia đình.

Mẹ Hà Thị Tuề mất năm 1955. Những cống hiến, hy sinh của mẹ Hà Thị Tuề đã làm rạng ngời truyền thống cách mạng, vẻ vang của quê hương và là tấm gương sáng, động lực cho lớp lớp thế hệ noi theo.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và lãnh đạo huyện Hương Khê trao truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Hà Thị Tuề đến thân nhân gia đình.

Đến nay, huyện Hương Khê vinh dự có 125 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”, trong đó, có 4 mẹ được phong tặng, 121 mẹ được truy tặng. Hiện nay, có 2 mẹ còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...