Ukraine cần ít nhất 42 tỷ USD trong năm 2024 cho tái thiết

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc IMF cho rằng Ukraine có thể nhận được số tiền này vì sự hỗ trợ từ các đồng minh vẫn ổn định.

Những ngôi nhà bị phá hủy do xung đột tại Kramatorsk, Ukraine, ngày 14/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Những ngôi nhà bị phá hủy do xung đột tại Kramatorsk, Ukraine, ngày 14/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, ngày 18/4 cho biết do những ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng của Ukraine, nước này cần ít nhất 42 tỷ USD trong năm nay.

Bà Georgieva tin rằng Ukraine có thể nhận được số tiền này vì sự hỗ trợ từ các đồng minh vẫn ổn định.

Bà Georgieva nói tại cuộc họp báo trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington: “Chúng tôi tin tưởng những nhu cầu này sẽ được đáp ứng. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình Ukraine.”

Bà Georgieva cũng cho rằng xung đột ở Ukraine cần chấm dứt ngay lập tức. Theo bà, đây không chỉ là thảm kịch của con người mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với triển vọng nền kinh tế toàn cầu.

Ngày 1/4, Thị trưởng thành phố Kharkov, ông Igor Terekhov cho biết gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng năng lượng của thành phố đã bị phá hủy.

Theo tờ Financial Times, một số nhà máy điện ở Ukraine, bị tấn công từ ngày 22-29/3, gần như đã bị phá hủy hoàn toàn.

Bộ trưởng Tài chính Ukraine, ông Sergei Marchenko trước đó tuyên bố trong năm nay nước này cần 37,2 tỷ USD nguồn tài trợ bên ngoài, trong đó đã được nhận 10,2 tỷ USD.

Để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách 43,9 tỷ USD dự kiến trong năm 2024, Ukraine chủ yếu trông cậy vào sự trợ giúp của các đối tác phương Tây.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.