Vaccine AstraZeneca - Giảm đáng kể nguy cơ huyết khối ở liều tiêm thứ 2

Khi tiêm liều thứ hai của vaccine AstraZeneca, tỷ lệ người tiêm gặp nguy cơ huyết khối đã giảm thấp. Đây kết quả của một nghiên cứu mới được công bố.

Vaccine AstraZeneca - Giảm đáng kể nguy cơ huyết khối ở liều tiêm thứ 2

Vaccine AstraZeneca tiếp tục được khuyến cáo nên tiêm do hiệu quả và lợi ích vượt xa nguy cơ.

Qua kiểm tra hơn 49 triệu người trên khắp Liên minh châu Âu, Khu vực Kinh tế châu Âu và Vương quốc Anh, một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí The Lancet, khẳng định một điều đã được báo cáo vào thời kỳ đầu khi châu Âu bắt đầu sử dụng vaccine AstraZeneca: Liều đầu tiên của loại vaccine sản xuất theo công nghệ vectơ virus này mang đến một nguy cơ hình thành cục máu đông hiếm gặp với tiểu cầu thấp.

Nghiên cứu này cũng lặp lại các báo cáo trước đó, cho thấy hầu hết các sự cố huyết khối xảy ra hai tuần sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Sau liều vaccine đầu tiên, các số liệu thống kê cho thấy nguy cơ huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu là 8,1 trên 1 triệu, tức là cứ 1 triệu người tiêm sẽ có 8,1 người gặp sự cố không mong muốn này.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, số liệu đã chỉ ra một điều đáng mừng: Sau liều tiêm thứ hai với vaccine AstraZeneca, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,3 phần triệu, tương đương với tỷ lệ mắc huyết khối ở những người chưa được tiêm chủng.

Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm: “Không có yếu tố nguy cơ cụ thể hoặc nguyên nhân chính xác” cho các vấn đề đông máu liên quan đến vaccine, nên sẽ tiếp tục có các nghiên cứu sâu hơn.

Vaccine AstraZeneca đã vấp phải sự lo ngại sau khi các báo cáo về tác dụng phụ hiếm gặp này xuất hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên sau đó, vaccine này tiếp tục được khuyến cáo nên tiêm do hiệu quả và lợi ích vượt xa nguy cơ.

Các chuyên gia hy vọng rằng với kết quả của nghiên cứu mới, sẽ đem đến niềm tin cao hơn vào vaccine AstraZeneca và khuyến khích mọi người tiêm liều thứ hai.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tác dụng phụ thường gặp của vaccine COVID-19 bao gồm: Sốt; Mệt mỏi; Đau đầu; Nhức mỏi cơ thể; Ớn lạnh; Buồn nôn; Sưng đau, có thể đỏ, phát ban ngứa và các dạng kích ứng nhẹ khác xung quanh vị trí tiêm. Các cơ quan y tế công nhận rằng mỗi loại vaccine trong số 15 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép đều có thể gây ra các phản ứng phụ. Chúng thường nhẹ và chỉ kéo dài trong vài ngày.

Vaccine AstraZeneca - Giảm đáng kể nguy cơ huyết khối ở liều tiêm thứ 2

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.