Khúc tráng ca đi cùng năm tháng

(Baohatinh.vn) - Nhắc tới Hoàng Vân là nhắc tới một nhạc sĩ tài hoa, ông đã có nhiều ca khúc nổi tiếng neo mãi trong tim mọi người. Con đường âm nhạc của Hoàng Vân bắt đầu từ những nốt nhạc hừng hực tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đã 60 năm đi qua nhưng hôm nay trở lại chiến trường xưa, tôi vẫn như thấy cả núi rừng Tây Bắc vang dậy bài ca "Hò Kéo pháo".

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014)

Nhạc sĩ Hoàng Vân (tên thật là Lê Văn Ngọ) hiện sống tại căn gác nhỏ số 14 Hàng Thùng -Hà Nội. Ở tuổi 84, nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn khỏe, trí nhớ còn mẫn tiệp và giọng nói nguyên sự sang sảng trầm hùng như khí khách người chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Câu chuyện "Điện biên gian lao và anh dũng" một thời mà ông kể cho tôi nghe đã làm dịu đi không khí nhộn nhịp, ồn ã của thủ đô. Chúng tôi nhận thấy lòng biết ơn sâu sắc của Hoàng Vân đối với đồng đội, nhân dân và thời đại khi đã tạo nên cái "nôi âm nhạc" cho ông trưởng thành.

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet

Chàng trai gốc Hà Nội Hoàng Vân đã có mặt trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử khi tuổi vừa đôi mươi. Được “biên chế” ở Sư đoàn 312, Hoàng Vân nhận nhiệm vụ đến mặt trận quan sát để dẫn các tốp văn nghệ xung kích tới từng chiến hào phục vụ bộ đội. Trong tâm trí ông, chiến dịch Điện Biên Phủ như mới diễn ra ngày hôm qua. Ông kể rất mạch lạc về ngày mở màn chiến dịch, về những ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” và cả những kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tổng chỉ huy vĩ đại làm nên một chiến thắng khiến cả thế giới sửng sốt và kinh ngạc.

Từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng khi tham gia cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, thay vì hội họa, năng khiếu âm nhạc của ông được phát lộ. Dạo đó, khi đại quân ta bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với các tác phẩm của Đỗ Nhuận như “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, những người lính đã được truyền thêm sức mạnh, thêm ý chí chiến đấu nhờ ca khúc “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân.

“Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi…” Điệu hò đặc biệt đó chỉ có thể xuất hiện trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Ca khúc đã được hai ca sỹ của Sư đoàn là Kim Ngọc và Thanh Phúc thể hiện tại Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và rất nhanh sau đó vang lên khắp chiến trường Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bài hát được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân, Hoàng Vân cũng được thưởng Huân chương chiến công hạng ba và Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên.

Thời gian sau, ông được Tổng cục Chính trị cử đi học Đại học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, rồi từ đó phấn đấu trở thành nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Trưởng Ban sáng tác thanh nhạc…Nhạc sỹ Hoàng Vân tâm sự: “Cảm ứng sáng tạo của người nghệ sĩ phải được thực tế sinh động của của cuộc sống nhào nặn lên. Nếu không chứng kiến những chiến sĩ gồng mình và bầm tay cầm dây kéo pháo, mồ hôi chảy ra ướt đầm vai áo tôi làm sao có bài hát ấy được”.

“Hò kéo pháo” chính là bước khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của Hoàng Vân. Nhưng có lẽ với ông, sâu đậm nhất vẫn là hồi ức về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Để trả nghĩa cho mảnh đất oai hùng ấy, Đại hợp xướng “Bài ca Điện Biên Phủ” gồm 4 phần: "Trên chiến trường không bao giờ quên," "Đọc thư hậu phương", "Lá cờ của Bác" và "Bài hát của các chiến sỹ trẻ" ra đời sau gần 15 năm Hoàng Vân “quên ăn, quên ngủ”. Là một trong những học trò của nhạc sỹ Hoàng Vân, nhạc sỹ An Thuyên tự hào nói: “Thầy Hoàng Vân là một trong số các nhạc sỹ hiếm hoi thành công trên nhiều phương diện sáng tác…Từ những sáng tác của thầy, công chúng nhận thấy một cách nhìn, một phát hiện độc đáo, một ngôn ngữ âm nhạc bình dị nhưng vẫn ẩn chứa trong đó nét tươi mới, đáng yêu, gần gũi”.

Từ khúc ca "Hò kéo pháo" đến hàng loạt ca khúc trong chiến tranh và sau ngày đất nước hòa bình, nhạc sĩ Hoàng Vân đã trở thành một vì sao tinh tú trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông thực sự là một người chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản lớn cả về trí tuệ và nhân cách. Ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 cùng nhiều giải thưởng âm nhạc cao quý khác.

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.