Lễ hội đền Lê Khôi - Nhân lên niềm tự hào và tình yêu xứ sở

(Baohatinh.vn) - Mỗi dịp tháng 5 (âm lịch), nhân dân huyện Thạch Hà, Lộc Hà lại nô nức tham gia lễ hội đền Lê Khôi vừa để cảm tạ công ơn to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, vừa hòa mình vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 570 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, cán bộ và nhân dân 2 huyện đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác tổ chức lễ hội, hứa hẹn thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh bởi tính trang trọng và hấp dẫn của chương trình.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Lễ hội đền Lê Khôi từ lâu đã là sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân bãi ngang Thạch Hà, Lộc Hà. Sự thu hút đông đảo du khách, người dân của lễ hội này ngoài tên tuổi của Chiêu Trưng Đại vương còn vì vẻ đẹp của hữu tình sơn thủy. Nằm phía Đông ven chân núi Nam Giới, di tích đền thờ Lê Khôi có vị trí rất đắc địa. Ngôi đền là công trình tưởng niệm và tôn vinh người anh hùng đã hy sinh vì đất nước.

le hoi den le khoi nhan len niem tu hao va tinh yeu xu so

Rước kiệu ...

Lê Khôi là nhân vật lịch sử có công tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV. Ông làm quan trải 3 đời vua Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông với nhiều đóng góp to lớn trong xây dựng và bảo vệ vương triều nhà Lê. Năm 1443, đời vua Nhân Tông, Lê Khôi giữ chức Nhập nội thiếu úy, làm đốc trấn Nghệ An. Ông được dân chúng đón tiếp niềm nở, tin cậy như khi ông về Nghệ An giữ chức An phủ sứ. Cai trị trấn Nghệ An, Lê Khôi tập trung công sức lo cho sự công bình, mùa màng tươi tốt, dân tình ấm no.

Năm 1446, niên hiệu Thái Hòa thứ 4, Lê Khôi được lệnh đem quân bản bộ (tức trấn Nghệ An) cùng tướng Lê Khải tiến đánh phương Nam. Quân địch thua to, quân triều đình thừa thắng tiến vào đất Chiêm Thành (vùng Bình Định). Trên đường chiến thắng trở về kinh đô, ông lâm bệnh nặng và mất ngày 3/5 tại núi Nam Giới vùng biển Cửa Sót. Mộ ông được chọn đặt tại ngọn Long Ngâm trong dãy Nam Giới.

le hoi den le khoi nhan len niem tu hao va tinh yeu xu so

... và đồ tế khí về đền

Năm 1463, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 triều Lê Thánh Tông, vua cho dựng bia, lập đền thờ và truy phong tước vương cho Lê Khôi. Niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), ông được gia phong là Chiêu Trưng Đại vương và hàng năm tế lễ vào dịp mồng 3/5 âm lịch. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, di tích đền Lê Khôi được đánh giá như bộ sưu tập các cổ vật của di tích đến nay còn được lưu giữ đầy đủ và nguyên vẹn như: đại tự, câu đối, sắc phong, tượng thờ, thần vị, chỉ vị…

Đến với lễ hội đền Lê Khôi, du khách cùng người dân không chỉ được cùng rước linh vị ngài từ đền thờ vọng về đền chính (sáng 2/5 âm lịch), tham gia tế lễ được tổ chức trang trọng (chiều 2/5 âm lịch) mà còn được giam gia các trò chơi dân gian, các sinh hoạt văn hóa – thể thao truyền thống.

Nét tươi mới của lễ hội năm nay

Năm nay, lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được công chúng đón đợi nhiều hơn bởi không khí tuyên truyền được triển khai mạnh mẽ. Người dân trong vùng và những vùng đất khác đã bắt đầu tìm đến đền Lê Khôi để thả hồn mình vào cảnh vật và ngưỡng vọng đức thần. Người dân và du khách đến với đền, lòng đã vui hơn nhiều năm trước, bởi việc tôn tạo, xây dựng mới một số hạng mục đã được hoàn thành đầu năm 2016. Cùng với đó, dịp đầu hè, khu du lịch sinh thái Quỳnh Viên được khai trương và đón hàng nghìn lượt khách, đáp ứng tốt nhu cầu thăm thú, nghỉ ngơi của khách gần xa. Với cảnh biển trời thoáng đạt, núi non hùng vĩ như luôn thấp thoáng bóng nhân thần Đại vương, du khách đến với nơi đây quả là một dịp trải nghiệm lý thú.

le hoi den le khoi nhan len niem tu hao va tinh yeu xu so

Lễ rước tại đền Lê Khôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho hay: “Lễ hội đền Lê Khôi là lễ hội truyền thống nên cơ bản phần lễ được bảo lưu đầy đủ. Riêng phần hội, năm nay, huyện Thạch Hà và Lộc Hà đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình với một số nội dung mới, chú trọng tính lan tỏa rộng rãi của ý nghĩa lễ hội, từ đó, tăng cường thắt chặt tình đoàn kết 2 huyện cũng như với các địa phương khác trong tỉnh”.

Theo chương trình do Ban tổ chức cung cấp cho chúng tôi, vào chiều 4/6, tại cầu Cửa Sót (Thạch Đỉnh), sẽ diễn ra giải đua thuyền toàn tỉnh với 15 đội tham gia tranh tài ở 2 nội dung nam (9 đội) và nữ (6 đội). Sau khi giải đua thuyền kết thúc, sáng 5/6, ban tổ chức sẽ tiến hành khai mạc giải bóng chuyền công chức xã, thị trấn và giải cờ tướng. Tham gia giải bóng chuyền có 39 đội thuộc 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà thi đấu tại xã Thạch Kim, Thạch Hải, sau đó, tổ chức trận chung kết tại đền vọng. Về nội dung thi đấu cờ tướng, theo đăng ký, sẽ có 40 vận động viên tham gia tranh tài.

le hoi den le khoi nhan len niem tu hao va tinh yeu xu so

Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Lê Khôi

Lưu giữ vốn cổ từ hiện vật đến phần nghi lễ và làm tươi mới bằng các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội đền Lê Khôi thực sự là điểm đến tâm linh hấp dẫn của du khách và người dân. Không chỉ thêm một dịp được ngưỡng vọng nhân thần mà còn là dịp để mỗi người hiểu thêm nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc, từ đó nhân lên lòng tự hào, tình yêu đối với nước non xứ sở.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.