Ngẫm ngợi đầu năm: “Con mèo, con mẻo, con meo”

Trong số vật nuôi, có lẽ nuôi mèo là ít tốn kém nhất. Chả phải người ta vẫn ví người khảnh ăn, ăn nhón nhén là ăn như mèo đó thôi. Cùng họ hàng với hổ, mà hổ ăn là táp cả tảng thịt, còn mèo thì ngược lại.

Mèo ăn ít có khi cũng là do săn được chuột, món khoái khẩu có từ tổ tiên nó nằm trong gene truyền sang. Vẫn nói nuôi mèo bắt chuột nhưng bắt được hay không cũng đâu thấy. Mèo quanh quẩn trong nhà như một thành viên không tên trong sổ hộ khẩu. Thiếu nó cũng thấy trống vắng. Nghe tiếng mèo, ngửi hơi mèo chuột lặng lẽ chuồn sang chỗ khác. Nông thôn hầu như nhà nào cũng nuôi chó mèo. Hai con vật hay cà khịa nhau nhưng đều chung mái nhà.

***

Trong số vật nuôi, mèo vừa gần vừa xa con người. Mèo vẫn chứa chất tính hoang dã. Thích thì ở, không thích thì đi.

Mèo là sát thủ số một với loài chuột. Ấy mà từ lâu mèo đã vào tranh dân gian “Đám cưới chuột”. Ngài Mèo ngồi chễm chệ nhận quà tiến cống của chuột, một con chép to do một chuột đi đầu khệ nệ dâng tiến. Đi sau là bốn thợ kèn nhà chuột tò te diễn tấu. Phía dưới là cảnh nghênh hôn: cô dâu chuột ngồi kiệu, chú rể chuột cưỡi ngựa thong dong đi dầu. Có lễ cung tiến rồi thì hòa bình hữu hảo.

Ngẫm ngợi đầu năm: “Con mèo, con mẻo, con meo”

Tranh minh họa của Đỗ Đức

Một thời người ta nghĩ “Đám cưới chuột” là tranh biếm họa. Nhưng đâu phải, mà đó là tranh phong tục. Phong tục một thời: kẻ dưới cung phụng kẻ trên, như một thứ trật tự xã hội mà cả hai bên cùng vui vẻ chấp nhận, cùng thực hiện để chung sống hòa bình. Thì ra mâu thuẫn đối kháng đỉnh cao vẫn có cách dàn xếp ổn thỏa! Không thấy có chất căng thẳng gì trong bức tranh “cống nạp” trong ngày cưới nhà chuột.

Nhưng những con mèo trong văn hóa dân gian mới phong phú và đặc biệt. Có lẽ không con vật nào trong hàng con giáp lại được đề cập phong phú đến như vây trong ca dao và thành ngữ dân gian như mèo.

Từ xưa, bài ca dao có 4 câu: “Con mèo mày trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo”. Nghe thân thương không?

Mèo trèo cau thăm chuột, chuột vắng nhà vì phải đi chợ mua đồ giỗ bố mèo. Có cái gì chua xót cho thân phận chuột, phải làm cỗ giỗ bố kẻ tàn sát giống nòi mình. Bạn hãy nghĩ rộng ra đi, xem đó là chuyện gì mà dân gian nảy sinh câu ca dao đó?

Mèo còn vào các thành ngữ rất phong phú:

- “Mèo nhỏ bắt chuột con”: Nhắc nhở làm việc vừa sức

- “Mèo mù vớ cá rán”: Nói về kẻ kém gặp may, bất ngờ được thứ hơn mơ ước.

- “Mèo già ăn vụng cá kho”: Thân phận kẻ xế chiều

- “Mèo mả gà đồng”: Chỉ loại người không đứng đắn

- “Trò mèo chuột”: Trò vờn nhau, giả vờ

- “Mèo già hóa cáo”: Chỉ kẻ thoái hóa biến chất

- “Hí hửng như mèo thấy mỡ”: Chỉ lũ tham ăn tục uống

- “Chó chê mèo lắm lông”: Thói ghen tị

- “Mèo lại hoàn mèo”: Tính cách cố hữu chẳng thể thay đổi, chỉ biến báo hình thức

- “Con mèo, con mẻo, con meo/ Muốn ăn thịt chuột phải leo xà nhà”: muốn hưởng thụ phải lao động

- “Ăn ở như chó với mèo”: Mâu thuẫn xích mích triền miên

- “Biết mèo nào cắn mỉu nào”: Chưa biết ai thắng ai

- “Mèo già khóc chuột”: Chỉ kẻ đạo đức giả

Vân vân và vân vân. Không thể kể hết.

Bao nhiêu câu tục ngữ thành ngữ liên quan tới mèo như thế, từ thói quen sống đến đối nhân xử thế, các mối quan hệ, con mèo trở nên một điển hình sống động giữa cuộc đời. Dân gian nói mèo mà hiểu ngay đó là nói người. Con người gần như được tính cách mèo bao trọn gói!

***

Hôm có một họa sĩ học từ Pháp về, kĩ năng rất giỏi, cho tôi xem năm chục con mèo chú ấy vẽ trên các chất liệu. Chú mong được một lời chia sẻ.

Tôi bảo, không chê được bất kì con nào vì vẽ rất tinh tế. Nhưng chỉ có một con biến báo về hình và màu thôi, chưa ra mèo Việt Nam. Chú ấy không vui, yêu cầu nói rõ thế nào là mèo Việt Nam. Tôi bèn nhắc chú ấy, và đọc cho chú nghe những ca dao tục ngữ thành ngữ trên. Yêu cầu chú phải tìm hiểu tạo hình ra dáng dấp con mèo vớ cá rán khác mèo ăn vụng cá kho, rồi dáng mèo già hóa cáo nữa. Mèo thấy mỡ thì hoan hỉ liếm mép ra sao, mèo bị đậy cậy nồi thế nào. Rồi trò mèo chuột vờn nhau...

Mèo đấy nhưng chính là tính cách con người Nam ta đã từng bộc lộ và tục ngữ dân ca lấy mèo làm đại diện tượng trưng. Hãy vẽ đi. Cậu mà vẽ nổi bộ tranh mèo này thì không những nổi tiếng ở Việt nam mà thế giới cũng phải thán phục. Đúng như thế, hình tượng rất rõ ràng, đâu có khó thể hiện!

Câu chuyện đó đã 2 năm, hôm rồi hỏi lại, họa sĩ vẫn lắc đầu chưa thực hiện được. Làm nghề vẽ, tôi hiểu dù biết rồi nhưng phải ngấm trong người rồi, đến thời khắc đó mới bộc lộ ra ở đầu bút được, dù vẽ thế cũng chỉ là minh họa lại những ví von dân gian thôi. Nhưng minh họa bằng nét vẽ và màu cũng đâu có dễ dàng. Nhất là mèo của mỗi thời đại nó cũng thay đổi. Mèo hôm nay khác mèo hôm qua, như đời sống xã hội vậy.

Câu chuyện mèo và mèo trong tranh dân gian, mèo trong con giáp hoặc vẽ mèo chơi thôi cũng vô cùng phong phú. Chỉ gợi mở thế để khi trà dư tửu hậu, nhấm nháp dư vị ngày Xuân, chúng ta nói chuyện mèo, cùng nhau phân định tính cách mèo để giữ gìn nhân cách cũng là việc nên làm, phải không các bạn?

Theo họa sĩ Đỗ Đức/TT&VH

Đọc thêm

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...
CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

Video clip về hình ảnh du lịch Việt Nam được phát sóng trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN. Chỉ gói gọn trong 30 giây song video đã vẽ nên một bức tranh sống động và lôi cuốn về mảnh đất hình chữ "S" xinh đẹp, chạm đến trái tim của khán giả và du khách.
Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã sẵn sàng khai hỏa vào tối nay (27/12) tại Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh) sau khi kết thúc Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hiện lên như một ngọn đuốc sáng rọi, vượt lên cả thời gian và biên giới, điểm tô cho văn hóa nhân loại bằng sự nghiệp văn chương bất hủ và những di sản chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc.