Bát nước chè xanh

(Baohatinh.vn) - Tôi lớn lên nơi dải đất miền Trung đong đầy nắng gió. Nơi ấy, từng giọt mồ hôi cũng dệt nên mùa màng, từng nỗi nhớ dệt nên tình yêu, từng bát nước chè xanh dệt nên phong vị quê nhà… Thử hỏi, nơi đâu có vị nước đậm đà, ngọt đắng mà ấm áp tình người như bát nước chè xanh Hà Tĩnh mình.

Tản văn

Minh họa từ internet

Minh họa từ internet

Sáng thức giấc, việc đầu tiên của mỗi nhà là đánh bộ cốc chén sáng loáng và chuẩn bị ngay ấm nước chè xanh. Ở quê tôi, đứa trẻ cũng biết cách chọn cành chè để hãm được ấm nước ngon và dĩ nhiên, uống nước chè “sành sõi”. Chè phải thật tươi, mới hái, cành nhỏ, lá dày. Nước chè ngon khi rót ra có màu xanh trong vắt, chút hương thơm quyện trong làn hơi nóng bốc lên, uống vào có vị chan chát, ngòn ngọt đầu lưỡi.

Người dân quê tôi còn có cách uống nước chè độc đáo. Ấy là bát nước chè xanh pha một ít mật mía. Những khi đi làm về mệt, chỉ chừng ấy thôi cũng đem đến cho người uống cảm giác tỉnh táo, sảng khoái và sau vị chát là vị ngọt ngào thấm sâu, lan tỏa còn đọng lại.

Vốn là vùng quê suốt đời quăng quật bởi gió lào, người dân quê tôi nghèo thóc lúa nhưng lại giàu tình làng nghĩa xóm. Bát nước chè xanh, miếng trầu đỏ môi đã gắn kết họ lại với nhau. Mỗi lần hội làng, họp xóm mà không có bát nước chè xanh thì coi như mất vui. Bây giờ, kể cả những đám hiếu, hỉ, ngoài những thức uống có ga, có cồn, ấm nước chè xanh vẫn không thể thiếu. Bên ấm nước chè xanh, những câu chuyện xóm làng nối dài theo ánh trăng trôi về phía xa. Cũng bên ấm nước chè xanh, người ta truyền nhau cách làm ăn, thông tin cho nhau chuyện đồng áng, chuyện đất nước. Bao buồn, vui cứ thế san sẻ. Ngụm nước chè bên chiếc chõng tre mộc mạc gợi nhớ biết bao tình.

Không ngoa khi nói rằng, người dân quê tôi “nghiện” nước chè. Mỗi ngày không có bát nước chè, thấy “nhạt mồm, nhạt miệng”. Mà cũng không chỉ những lúc nghỉ ngơi họ mới thưởng thức, cả những khi ra đồng làm lụng, các lão nông vẫn không quên mang theo một ấm nước chè xanh.

Chẳng biết tự bao giờ, bát nước chè xanh gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần người dân quê tôi. Tự nhiên như hạt lúa, củ khoai, bát nước chè xanh làm nên một góc “hồn quê” trong mỗi thế hệ.

Có lẽ thế mà không phải ngẫu nhiên, quán nước chè ven đường ở những thành phố lớn vẫn là nơi hấp dẫn những kẻ xa quê như tôi tìm đến. Mà cứ nhất thiết tìm được quán nước chè chứ chẳng phải quán nước trà, dù có là trà hoa sen. Nhấm nháp ngụm nước chè chan chát, ngòn ngọt ở quán cóc bất chợt ven đường, ta nghe như có tiếng ru hời của mẹ, lời căn dặn của cha, tiếng bà con chòm xóm giữa mùa gặt trưa hè... Một góc hồn quê mát lành cho tôi sự bình yên giữa xô bồ phố thị.

Vẳng đâu đây câu hát ai ngân nga gợi bao niềm thương, niềm nhớ. “Quê tôi nắng đỏ đồng, mưa thấm cả bùn non, quê tôi gừng cay muối mặn níu bao đời câu hát buồn vui… Ngọt đắng… Gốc đa sân đình, đò chiều mẹ đợi, chè xanh mời gọi thơm cả làng ta…”. (*)

________

(*) Lời bài hát “Nơi ấy quê mình” – nhạc sỹ Mạnh Chiến.

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.