'Harry Potter' nằm trong danh mục sách cấm tại Mỹ

Bất ngờ khi loạt truyện đình đám của tác giả J.K Rowling thuộc top những đầu sách bị cấm tại Mỹ, ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng đã quen thuộc với thiếu nhi toàn cầu.

Loạt truyện Harry Potter: Series sách về các chuyến phiêu lưu của chàng phù thủy mắt cận cùng những người bạn để diệt trừ thế lực hắc ám đã luôn được trẻ em và người lớn yêu thích. Nhưng bất ngờ khi loạt bộ 7 cuốn truyện lại là những tác phẩm bị cấm nhiều nhất tại Mỹ. Các nhóm Thiên Chúa giáo quá khích cho rằng truyện cổ súy ma thuật, đi ngược với lời dạy trong Kinh Thánh. Thậm chí tại nhiều cuộc biểu tình, đứa con tinh thần của J.K Rowling đã bị đốt công khai.
Loạt truyện Harry Potter: Series sách về các chuyến phiêu lưu của chàng phù thủy mắt cận cùng những người bạn để diệt trừ thế lực hắc ám đã luôn được trẻ em và người lớn yêu thích. Nhưng bất ngờ khi loạt bộ 7 cuốn truyện lại là những tác phẩm bị cấm nhiều nhất tại Mỹ. Các nhóm Thiên Chúa giáo quá khích cho rằng truyện cổ súy ma thuật, đi ngược với lời dạy trong Kinh Thánh. Thậm chí tại nhiều cuộc biểu tình, đứa con tinh thần của J.K Rowling đã bị đốt công khai.
Alice ở xứ sở thần tiên: Bất ngờ khi một trong những tập truyện thiếu nhi nổi tiếng toàn cầu như Alice in Wonderland lại không xin được giấy phép phát hành tại Trung Quốc. Một số nhà nhân chủng học tại đây cho rằng hình ảnh trong truyện là ẩn dụ cho quan hệ nam nữ, hay thậm chí là tệ nạn dùng chất kích thích – những điều không phù hợp với trẻ em.
Alice ở xứ sở thần tiên: Bất ngờ khi một trong những tập truyện thiếu nhi nổi tiếng toàn cầu như Alice in Wonderland lại không xin được giấy phép phát hành tại Trung Quốc. Một số nhà nhân chủng học tại đây cho rằng hình ảnh trong truyện là ẩn dụ cho quan hệ nam nữ, hay thậm chí là tệ nạn dùng chất kích thích – những điều không phù hợp với trẻ em.
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn: Hiện là sách bắt buộc thuộc giáo trình đào tạo văn học cấp 2 tại Mỹ, nhưng The Adventures of Huckleberry Finn từng là chủ đề gây tranh cãi lớn giai đoạn thế kỷ 19. Tuyệt phẩm của Mark Twain về chuyến du ngoạn của cậu bé Huckleberry trên bờ sông Mississippi đã nhận được nhiều cái lắc đầu do sử dụng nhiều thuật ngữ phân biệt chủng tộc.
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn: Hiện là sách bắt buộc thuộc giáo trình đào tạo văn học cấp 2 tại Mỹ, nhưng The Adventures of Huckleberry Finn từng là chủ đề gây tranh cãi lớn giai đoạn thế kỷ 19. Tuyệt phẩm của Mark Twain về chuyến du ngoạn của cậu bé Huckleberry trên bờ sông Mississippi đã nhận được nhiều cái lắc đầu do sử dụng nhiều thuật ngữ phân biệt chủng tộc.
Where’s Waldo?: Khá khó hiểu khi cuốn sách “vô hại” Where’s Waldo? đã bị loạt trường học tại New York cấm những năm 1990 do truyện có bức tranh minh họa vẽ người đàn ông cởi trần tắm nắng trên bãi biển. Sau này, nhà xuất bản đã sửa cho nhân vật này mặc áo ba lỗ để tránh những kiến nghị từ phụ huynh. Phiên bản sách tại Anh mang tên Where’s Wally? cũng đã có chỉnh sửa y hệt.
Where’s Waldo?: Khá khó hiểu khi cuốn sách “vô hại” Where’s Waldo? đã bị loạt trường học tại New York cấm những năm 1990 do truyện có bức tranh minh họa vẽ người đàn ông cởi trần tắm nắng trên bãi biển. Sau này, nhà xuất bản đã sửa cho nhân vật này mặc áo ba lỗ để tránh những kiến nghị từ phụ huynh. Phiên bản sách tại Anh mang tên Where’s Wally? cũng đã có chỉnh sửa y hệt.
Forever: Judy Blume xuất bản Forever năm 1975 và ngay lập tức đối diện chỉ trích. Truyện kể về những bối rối cô gái trẻ gặp phải khi bước vào giai đoạn dậy thì, trong khi bố mẹ cô lại không cởi mở. Cuốn sách bị nhiều thư viện trường học tại Mỹ từ chối khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như quan hệ nam nữ, xu hướng giới tính đồng tính, các biện pháp tránh thai… khá thẳng thắn.
Forever: Judy Blume xuất bản Forever năm 1975 và ngay lập tức đối diện chỉ trích. Truyện kể về những bối rối cô gái trẻ gặp phải khi bước vào giai đoạn dậy thì, trong khi bố mẹ cô lại không cởi mở. Cuốn sách bị nhiều thư viện trường học tại Mỹ từ chối khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như quan hệ nam nữ, xu hướng giới tính đồng tính, các biện pháp tránh thai… khá thẳng thắn.
And Tango Makes Three: Thoạt nhìn câu chuyện về cặp chim cánh cụt nhận con nuôi không có gì to tát, cho đến khi các phụ huynh đọc đến đoạn cả hai đều là chim đực. Tác phẩm của Justin Richardson và Peter Parnell đã bị phản đối kịch liệt khi lên kệ năm 2005 do “ủng hộ xu hướng đồng giới”. Sách bị cấm nhiều thứ 4 tại Mỹ, bị rút khỏi phần lớn thư viện các trường mầm non và tiểu học.
And Tango Makes Three: Thoạt nhìn câu chuyện về cặp chim cánh cụt nhận con nuôi không có gì to tát, cho đến khi các phụ huynh đọc đến đoạn cả hai đều là chim đực. Tác phẩm của Justin Richardson và Peter Parnell đã bị phản đối kịch liệt khi lên kệ năm 2005 do “ủng hộ xu hướng đồng giới”. Sách bị cấm nhiều thứ 4 tại Mỹ, bị rút khỏi phần lớn thư viện các trường mầm non và tiểu học.
Heather Has Two Mommies: Cuốn sách của bộ đôi tác giả Leslea Newman và Laura Cornell bị cấm do có chủ đề ủng hộ đồng tính nữ. Thập niên 1990, hàng loạt trường học Mỹ đã từ chối dùng sách trong giảng dạy, thậm chí một trường tại Ohio đã tiêu hủy toàn bộ bản in Heather Has Two Mommies trong khuôn viên trường. Giờ đây khi hôn nhân đồng giới đã được Mỹ hợp pháp hóa, cái nhìn về vấn đề cũng thoáng hơn và tác phẩm dần trở thành lựa chọn yêu thích của phụ huynh để giới thiệu cho trẻ về các xu hướng giới tính.
Heather Has Two Mommies: Cuốn sách của bộ đôi tác giả Leslea Newman và Laura Cornell bị cấm do có chủ đề ủng hộ đồng tính nữ. Thập niên 1990, hàng loạt trường học Mỹ đã từ chối dùng sách trong giảng dạy, thậm chí một trường tại Ohio đã tiêu hủy toàn bộ bản in Heather Has Two Mommies trong khuôn viên trường. Giờ đây khi hôn nhân đồng giới đã được Mỹ hợp pháp hóa, cái nhìn về vấn đề cũng thoáng hơn và tác phẩm dần trở thành lựa chọn yêu thích của phụ huynh để giới thiệu cho trẻ về các xu hướng giới tính.
Theo Zing.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast