Nguyễn Du - Người viết du ký cô độc

Bắc hành tạp lục - tập thơ du ký mà thi hào Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc cách đây 200 năm, cho thấy một thi nhân đích thực, cảm thương thân phận con người dù không phải là “người trong một nước”.

200 năm tập thơ 'Bắc hành tạp lục':

Tọa đàm khoa học Bắc hành tạp lục vừa được Hội Kiều học Việt Nam, Viện Văn học và công ty sách Thái Hà tổ chức tại Viện Văn học, Hà Nội. Đây là sự kiện kỷ niệm 200 năm tập thơ chữ Hán Bắc hành tạp lục (1813-2013).

Thi nhân Việt đến Trung Hoa

Năm Quý Dậu - 1813 là năm Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc cho nhà Nguyễn, thời điểm được cho là lúc ông bắt đầu sáng tác các bài thơ về xứ sở này. Đại thi hào đi sứ một năm, từ tháng 5/1813 đến tháng 5/1814, nhưng chỉ có 20 ngày ở Bắc Kinh, còn lại là thời gian đi đường.

Theo TS Nguyễn Thị Nương, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, trong bài tham luận được đánh giá cao nhất tọa đàm, Bắc hành tạp lục là “đỉnh Thái Sơn” của dòng thơ đi sứ. Thơ đi sứ vốn là dòng thơ do các sứ thần sáng tác, chủ yếu để thiết lập quan hệ ngoại giao, làm sang cho đất nước.

TS Nguyễn Thị Nương phát biểu tại tọa đàm Bắc hành tạp lục ở Hà Nội sáng 1/11
TS Nguyễn Thị Nương phát biểu tại tọa đàm Bắc hành tạp lục ở Hà Nội sáng 1/11

Nhưng Nguyễn Du “một mình một ngựa”, thơ đi sứ của ông hoàn toàn không có những sáng tác kiểu nêu trên. Theo TS Nương, Nguyễn Du viết Bắc hành tạp lục về đất nước Trung Hoa với “tư cách của một thi nhân”, không phải với tư cách sứ thần. Bắc hành tạp lục do đó có giá trị văn chương và nhân văn vượt trội trong dòng thơ đi sứ.

Là Chánh sứ, Nguyễn Du tới Trung Quốc với một đoàn người, nhưng thơ ông trong Bắc hành tạp lục thể hiện một người lữ hành cô độc, một mình đối diện với sự phong phú phức tạp trong tâm hồn mình.

Kể cả về tư tưởng và nhân sinh quan, Nguyễn Du cũng có cái nhìn riêng, không hòa cùng số đông, thể hiện tình thương con người và nỗi buồn nhân thế đã thành bản sắc của ông. Ông thấy Trung Quốc là đất nước tươi đẹp, trù phú như người ta vẫn nói, nhưng ông vẫn nhìn ra những nỗi thống khổ của người dân nơi đây. Tài năng cộng với bản sắc chính là 2 biểu hiện của một tác gia lớn.

Vịnh cảnh và vịnh sử đều để ngẫm về con người

Trong Bắc hành tạp lục có 30% là thơ vịnh cảnh, nhưng không phải là ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, mà Nguyễn Du tả đường đi hiểm trở, thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, sầu thảm, hiu quạnh… Không khác gì Truyện Kiều và những tác phẩm tiêu biểu khác, thơ du ký của Nguyễn Du có âm hưởng chủ đạo là buồn và cô độc.

Sự trăn trở, day dứt và bất cứ lúc nào cũng miên man nghĩ về thân phận con người ở Nguyễn Du “có lẽ đó là một điều trời cho” (theo nhà văn Hoàng Khôi, người viết cuốn sách truyện Nguyễn Du trên đường gió bụi). “Đa bệnh, đa sầu” dường như là bản tính của ông, thậm chí “ủy mị” như từ dùng của nhà thơ Vương Trọng.

Ngoài 30% nói trên, còn lại trong Bắc hành tạp lục là thơ vịnh sử, viết về các sự kiện và nhân vật lịch sử Trung Hoa mà Nguyễn Du đã biết đến nhờ sách vở: Kinh Kha, Dự Nhượng, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nhạc Phi, Dương Quý Phi… Trân trọng tài năng, Nguyễn Du viết để ngẫm về thân phận của những kiếp tài hoa.

Theo nhà thơ Vương Trọng, Nguyễn Du đầy khiêm tốn khi đặt tên cho tác phẩm là “tạp lục” - những ghi chép tản mạn, mà không gọi là “thi tập” trang trọng, cũng như cách ông nói Truyện Kiều là “lời quê chắp nhặt dông dài”.

Bắc hành tạp lục là tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, gồm hơn 130 bài, bắt đầu là kiệt tác Long Thành cầm giả ca viết khi còn ở Thăng Long và kết thúc là bài Chu Phát khi đoàn sứ sắp về nước.

“Nếu viết về đất nước quê hương mình thì đã là một nhẽ, vì “người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhưng tình thương của Nguyễn Du với con người không dừng lại trong phạm vi quốc gia dân tộc. Điều đó cho thấy nhân cách của một nhân vật lớn” - nhà văn Hoàng Khôi, tác giả cuốn sách hư cấu Nguyễn Du trên đường gió bụi mới xuất bản.

Mi Ly

Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.