Về Đức Vĩnh xem dân hốt... "lộc trời"!

(Baohatinh.vn) - Người dân Đức Vĩnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) từ lâu luôn tự hào về một đặc sản riêng đó là con rươi. Đến hẹn lại lên, vào tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, bà con nông dân lại tất bật thu hoạch rươi chính vụ. “Lộc trời” đã đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.

ve duc vinh xem dan hot loc troi

Nghề khai thác rươi tuy đêm hôm vất vả nhưng thu nhập cao so với trồng lúa

Vợ chồng ông Thái Hữu Tuyến (thôn Vĩnh Phúc) có nhiều năm gắn bó với nghề khai thác rươi. Hiện, gia đình ông có 3 sào đất cho khai thác rươi. Trước đây, diện tích này chỉ trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi con rươi xuất hiện, gia đình ông chỉ trồng lúa 2 vụ, vụ còn lại chuyển sang khai thác rươi.

Trên đầu đeo chiếc đèn pin, tay cầm vợt, ngồi chờ rươi lên, ông Tuyến cho biết: Mỗi năm, rươi từ trong lòng đất chỉ chui lên trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Mỗi tháng chỉ lên 2 đợt đầu và giữa tháng; mỗi đợt chỉ vài ba ngày vào buổi đêm đến gần sáng. Người dân gọi rươi là “lộc” của trời vì thời điểm này, những cơn mưa như đánh thức loài rươi ngủ quên suốt cả năm ròng trong bùn đất.

Trên ruộng lúa thôn Vĩnh Phúc, từng khoảnh ruộng được be bờ, quy kín lưới. Đến giờ rươi nổi nhiều, người dân bắt đầu tháo nước, theo dòng chảy, rươi trôi về cuối dòng, được lưới cước chặn lại, tụ thành đám, người dân chỉ việc chao vợt xúc lên đổ vào chậu, thùng.

“Năm nay, lụt về sớm, nên mất mùa rươi. Từ đầu mùa tới nay, gia đình tôi chỉ bắt được gần 20 kg, bán với giá 400 ngàn đồng/kg. Năm ngoái được mùa, gia đình tôi bắt được cả tạ, thu về 35-40 triệu đồng” - ông Tuyến cho hay.

ve duc vinh xem dan hot loc troi

Không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng dễ dàng làm nghề

Vừa nhanh tay chao vợt xúc rươi, vừa vui chuyện, bà Lê Thị Phương (cùng thôn) cho biết: Nhà có hơn 1 sào ruộng trong vùng đất có rươi. Một sào “ruộng rươi” bằng mấy chục sào lúa, mọi thứ trông chờ vào rươi chứ trồng lúa cũng chỉ để lấy cái “gạo sạch” khỏi mua. Từ đầu mùa rươi đến nay, nhà bà cũng đã được vài ba kg.

“Hàng năm, sau vụ hè thu, chúng tôi phải đổ phân chuồng xuống ruộng và làm đất. Mùa trồng lúa, nhất là vụ hè thu, ruộng có sâu bệnh cũng không được phun thuốc sâu, phân bón hóa học, nếu phun thuốc sẽ không có rươi hoặc rất ít” - bà Phương chia sẻ.

Anh Nguyễn Sơn (xã Đức Vĩnh) - hộ thu mua rươi từ nhiều năm nay, cho biết: Đến mùa thu hoạch rươi, mỗi đêm, anh nhập vài tạ. Mỗi mùa rươi, anh thu mua cho người dân khoảng 10 tấn. Mùa rươi năm nay, anh đã thu mua được hơn 6 tấn. Giá rươi nhập bình quân từ 400 - 500 ngàn đồng/kg, có những năm lên đến 600 ngàn đồng/kg. Khi được lượng lớn, anh đưa đi bán cho thương lái Trung Quốc.

ve duc vinh xem dan hot loc troi

Rươi được thương lái thu mua với giá cao

Ngày nay, đời sống của người dân đang từng bước được nâng cao, nhu cầu thưởng thức các món ăn đồng quê, dân dã được nhiều người ưa chuộng. Dù giá rươi khá đắt, nhưng loại đặc sản này luôn là sự lựa chọn của nhiều người. Từ hiệu quả kinh tế do con rươi đem lại, UBND xã Đức Vĩnh đang có chủ trương tổ chức đoàn đi học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi rươi.

Ông Nguyễn Văn Thao - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Cả xã có khoảng 30 ha ruộng trong vùng có rươi, tập trung ở thôn Vĩnh Phúc, Vĩnh Đại. Theo thống kê thì mỗi năm, thu nhập từ rươi khoảng 3-4 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế từ con rươi rất lớn, mỗi sào lúa chỉ cho thu nhập khoảng 1,8-2 triệu đồng nhưng mỗi sào ruộng có rươi cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng. Xã đã khuyến cáo bà con trong vùng có rươi sinh sống không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để duy trì phát triển vùng rươi, biến đó thành nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.