Vì sao cần điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh Hà Tĩnh?

Để thực hiện các mục tiêu đến 2020 cần điều chỉnh theo hướng tập trung mọi nguồn lực để tạo đột phá phát triển với tốc độ cao, hiệu quả lớn và vẫn bảo đảm phát triển bền vững và kinh tế xanh.

vi sao can dieu chinh quy hoach phat trien tinh ha tinh

Điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh Hà Tĩnh để phù hợp với tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh cần được điều chỉnh vì ba lý do:

Thứ nhất, có đến 14 ngành và lĩnh vực được phát triển theo thứ tự bắt đầu bằng công nghiệp gang thép, chưa phù hợp với tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới coi trọng công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, năm 2016, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” nhằm mục tiêu trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình cao với bốn mục tiêu. Trước hết là hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. Hai là phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm. Ba là nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận. Bốn là phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, Hội nghị Paris (Pháp) về biến đổi khí hậu đã đạt được sự đồng thuận của các quốc gia, COP 21 đã có hiệu lực, Việt Nam đã hình thành Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, Hà Tĩnh cần điều chỉnh quy hoạch phát triển đề vừa thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, vừa hướng tầm nhìn đến năm 2035 (không phải 2050 như tại quy hoạch hiện hành vì quá dài).

Để thực hiện các mục tiêu đến 2020 cần điều chỉnh theo hướng tập trung mọi nguồn lực để tạo đột phá phát triển với tốc độ cao, hiệu quả lớn và vẫn bảo đảm phát triển bền vững và kinh tế xanh. Theo đó, lựa chọn hai hướng chính:

(i) Nông nghiệp công nghệ cao bằng các chính sách mới để tích tụ ruộng đất tạo ra những cánh đồng lớn, khuyến khích ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, tạo giống, canh tác tiên tiến; vận động các tập đoàn kinh tế, nhất là của người Hà Tĩnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

(ii) Du lịch chất lượng cao để tận dụng lợi thế về bãi biển dài và đẹp, văn hóa lịch sử (Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập), tâm linh (Chùa Hương, Đền Ông Mười...), hình thành mạng lưới du lịch được tổ chức và quản lý tốt, được đầu tư bài bản và hiện đại với những con người chuyên nghiệp, văn minh và thân thiện. Tạo ra những mô hình mới trong nông nghiệp công nghệ cao đồng thời là điểm đến du lịch chất lượng cao. Gắn với hai hướng chính là chuyển hướng đào tạo đại học và dạy nghề để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.

Để hướng đến tầm nhìn 2035 cần tiếp tục nâng cao hơn hiệu quả kinh tế - xã hội của nông nghiệp công nghệ cao và du lịch chất lượng cao, đồng thời khai thức thế mạnh về điều kiện tự nhiên và con người của Hà Tĩnh.

Một là kinh tế biển, coi trọng đánh bắt xa bờ, nuôi trồng và chế biến thủy sản; khai thác thế mạnh cảng biển (Sơn Dương và Vũng Áng) để tận dụng ưu thế cảng nước sâu tốt nhất Việt Nam, nguồn hàng từ khu kinh tế Vũng Áng, vùng phụ cận, đặc biệt là khai thác nguồn hàng từ Lào và vùng Đông bắc Thái Lan.

Hai là quá trình đô thị hóa gắn với khu kinh tế Vũng Áng, gắn kết giữa khu đô thị mới với vùng phụ cận. Đây là vấn đề mới chưa được đặt ra trong quy hoạch hiện hành, nhưng là một trong 6 trụ cột của Việt Nam 2035.

Ba là lựa chọn theo tiêu chí lợi thế địa phương và hiệu quả kinh tế - xã hội một vài ngành công nghiệp (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học) và dịch vụ hiện đại.

Bốn là trên cơ sở đó tập trung đầu tư vốn, nhân lực để xây dựng trường đại học Hà Tĩnh trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với một vài chuyên ngành đạt trình độ tiên tiến, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh để giải quyết những vấn đề kinh tế, kỹ thuật đặt ra trong quá trình phát triển.

Trên đây là một số ý tưởng về điều chính quy hoạch phát triển Hà Tĩnh để làm cơ sở hoàn thiện quy hoạch thích ứng với tái cấu trúc nền kinh tế, mô hình tăng trưởng mới, phát triển bền vững và kinh tế xanh.

GS TSKH NGUYỄN MẠI

Nguồn: vietnamfinance.vn

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.