Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

(Baohatinh.vn) - Giá lúa hiện ở mức 7.000 - 7.500 đồng/kg, “đạt đỉnh” trong vòng nhiều năm trở lại đây nhưng nhiều doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn gặp khó trong thu mua.

“Hàng xáo” găm hàng

Do ảnh hưởng của dịch Covid–19, các nhà buôn tăng cường tích trữ gạo nên thời gian qua, mặt hàng này biến động mạnh. Đặc biệt, từ 1/5/2020, Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại nên giá thu mua lúa trong dân cũng được đẩy lên “chóng mặt”.

Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

Nhiều cơ sở thu gom nhỏ lẻ vẫn đang tích trữ lúa trong kho nên doanh nghiệp khó thu mua

Tại Hà Tĩnh, hoạt động thu mua lúa gạo lâu nay khá trầm lắng. Thế nhưng, sau khi có chính sách xuất khẩu gạo trở lại bình thường (từ 1/5) thì việc thu mua nguyên liệu này trên địa bàn biến động mạnh. Theo đó, các đầu mối thu mua tăng, “đầu nậu” ngoại tỉnh vào thu mua đã đẩy giá lên cao.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà Tĩnh, giá lúa tại thị trường Hà Tĩnh hiện được mua với mức từ 7.000 – 7.500 đồng/kg. Mức giá này cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trước đó, giá lúa “đạt đỉnh” cao nhất là năm 2017 với 7.200 đồng/kg.

Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

Giá lúa hiện dao động ở mức 7.000 - 7.500 đồng/kg, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

Mặc dù thu mua với mức giá cao kỷ lục nhưng các doanh nghiệp lớn lại đang “chật vật” vì nguồn nguyên liệu khan hiếm.

Ông Nguyễn Văn Ngụ - Giám đốc Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh cho biết: “Đặc thù của lúa gạo là khó thu mua trực tiếp từ bà con nông dân. Thông thường, lúa sẽ được các cơ sở nhỏ lẻ mà chúng ta hay gọi là “hàng xáo” thu mua. Những doanh nghiệp như chúng tôi sẽ mua lại của “đội quân” này”.

Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Xuân Thống xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên) thu mua lúa gạo cho doanh nghiệp ngoại tỉnh

Theo kế hoạch, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh dự kiến sẽ tham gia thu mua khoảng 7.000 tấn lúa vào kho dự trữ quốc gia. Vậy nhưng, đến thời điểm này, đơn vị chỉ mới gom được khoảng 1.000 tấn.

“Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu lúa của các thị trường ngoại tỉnh tăng, các doanh nghiệp vào thu mua nhiều, đẩy giá lên cao. Giá tăng nên nhiều cơ sở thu mua nhỏ lẻ vẫn còn găm hàng chưa bán. Vì vậy, hoạt động thu mua lúa gạo của doanh nghiệp nội tỉnh hiện đang rất khó khăn” – Giám đốc Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh Nguyễn Văn Ngụ cho hay.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp

Ngoài nguyên nhân khách quan do ngoại cảnh tác động, nguyên nhân các doanh nghiệp gặp khó trong thu mua lúa gạo là do chất lượng. Theo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông sản lúa gạo trên địa bàn Hà Tĩnh, năm nay, chất lượng lúa gạo đạt thấp nên thu mua cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

Chế biến gạo xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh

Tại Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh, trong hơn 5.000 tấn gạo để chế biến xuất khẩu 5 tháng đầu năm, công ty chỉ thu mua được 35% từ địa bàn Hà Tĩnh. Số còn lại, doanh nghiệp phải “gom” ở các tỉnh khác vì lúa gạo Hà Tĩnh không đảm bảo số lượng và chất lượng để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh cho biết: “Công đoạn phơi sấy là một trong những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ở Hà Tĩnh, bà con đa phần phơi sấy theo phương pháp tự nhiên dẫn đến tỷ lệ thu hồi và thành gạo thấp, độ gãy cao, nhiều tấm. Bởi vậy, với những doanh nghiệp vừa thu mua, vừa chế biến thì rủi ro lại càng cao hơn”.

Vì sao giá “đạt đỉnh”, doanh nghiệp Hà Tĩnh vẫn khó thu mua lúa?

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh thu mua lúa liên kết tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) với mức giá 8.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường

Theo Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương Hà Tĩnh, mỗi năm, sản lượng lúa hàng hóa cung cấp ra thị trường từ 300.000 – 350.000 tấn. Lúa Hà Tĩnh được cung cấp cho các cơ sở xay xát nhỏ lẻ và các doanh nghiệp, HTX chế biến kinh doanh lúa gạo như: Xí nghiệp chế biến gạo hữu cơ Quế Lâm, HTX Chế biến nông sản Đức Lâm, Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh…

Năm nay, giá lúa biến động mạnh, các doanh nghiệp ngoại tỉnh vào mua nhiều nên việc thu gom nguyên liệu phục vụ chế biến của các doanh nghiệp Hà Tĩnh cũng sẽ khó khăn hơn.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Dự án toà căn hộ D' Metropole - Luxury Apartments hứa hẹn sẽ chinh phục được trái tim người mua nhà nhờ vị trí đắc địa, thiết kế sang trọng, tiện ích đẳng cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sống nghỉ dưỡng – tiện nghi của khách hàng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 cùng bật tăng mạnh cả triệu đồng một lượng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (18/11) do hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm 250-390 đồng một lít, kg từ 15h, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.