Vì sao hộ kinh doanh, tổ hợp tác không được vay vốn từ ngày 15/3 tới?

Thông tin này đang khiến nhiều chủ hộ, gia đình làm ăn buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ lo ngại vì vay vốn ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, việc thay đổi đối tượng vay là cần thiết để làm rõ tư cách pháp lý và quy rõ trách nhiệm cụ thể đối với khoản vay ngân hàng. Điều này cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

vi sao ho kinh doanh to hop tac khong duoc vay von tu ngay 15 3 toi

Hộ kinh doanh, tổ hợp tác không được vay vốn từ ngày 15/3 tới (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Quyết định 1627/2001 của Ngân hàng Nhà nước, các chủ thể được vay vốn bao gồm bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và các tổ chức khác có năng lực pháp luật dân sự.

Tuy nhiên, theo Thông tư 39/2016 do Ngân hàng nhà nước ban hành, từ ngày 15/3 tới đây, chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy, các hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn.

Thông tin này khiến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ năn khoăn, lo lắng. Chị Đăng Thị Hoa, chủ một hộ kinh doanh ở quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ, đang có dự định vay vốn ngân hàng để mở thêm cửa hàng nữa, nhưng không biết tới đây có được vay nữa không.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Thông tư 39/2016 có những quy định giới hạn đối tượng khách hàng được vay tại tổ chức tín dụng, chỉ là pháp nhân và cá nhân, để phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 vừa qua. Trong đó nêu rõ, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Quy định của Thông tư 39/2016 quy định lại chủ thể vay vốn, làm rõ thuật ngữ, khái niệm.

Điều này có nghĩa là từ nay trở đi, để vay vốn, các chủ hộ phải tự đứng tên vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, chứ không phải với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh như trước đây nữa.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc điều chỉnh này là cần thiết. Bởi nếu cứ cho hộ gia đình vay như trước đây, khi xảy ra vấn đề về tín dụng, nợ xấu, không lẽ phải yêu cầu tất cả những người trong gia đình chịu trách nhiệm về khoản vay? Việc thay đổi đối tượng vay làm rõ tư cách pháp lý và quy rõ trách nhiệm cụ thể đối với khoản vay ngân hàng. Điều này cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thời gian tới, không chỉ hợp đồng vay vốn mà tất cả hợp đồng dân sự tới đây đều không còn chủ thể giao dịch là “hộ”. Các hợp đồng dân sự (ví dụ hợp đồng mua bán tài sản) nếu ký với hộ sẽ trở thành vô hiệu, vì chủ thể này không được Bộ luật Dân sự 2015 công nhận. Trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng ký hợp đồng cho vay với các hộ kinh doanh và các tổ chức khác sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật BASICO cho rằng: Không phải do Ngân hàng Nhà nước tự quy định mà do trong Bộ Luật dân sự quy định chuẩn cần áp dụng. Cần phải xác định rõ tư cách giao dịch, đại diện.

Theo LS. Đức, hiện các ngân hàng thương mại vẫn có thể cho các hộ kinh doanh vay vốn sản xuất kinh doanh, nhưng cần có hướng dẫn cụ thể không thì mỗi người mỗi ngân hàng hiểu một cách thì sẽ rất rối. Bản thân người dân cũng lo có ảnh hưởng gì không. Cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thống nhất.

Hiện cả nước có khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh. Đây cũng là một trong những khách hàng tiềm năng của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại cho biết, đang nghiên cứu cụ thể Thông tư 39/2016 của Ngân hàng Nhà nước để áp dụng trong thời gian tới. Về cơ bản chỉ thay đổi chủ thể đứng ra vay vốn, còn đối tượng vay vốn và chính sách cho vay của ngân hàng với đối tượng trên không thay đổi.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, không có chuyện các hộ sản xuất, hộ kinh doanh phải lập doanh nghiệp mới được vay vốn, mà chỉ là quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân khi tham gia giao dịch. Về lãi suất cho vay khi khách hàng chuyển từ “hộ” sang cá nhân tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, các phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo, các chính sách ưu đãi của ngân hàng.

Theo VOV

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.