Vì sao ông Trump bị bồi thẩm đoàn ở New York truy tố, không phải tòa án liên bang?

Cách đây vài năm, ông Trump từng bị các công tố viên tòa án liên bang ở New York điều tra vụ chi tiền bịt miệng sao phim khiêu dâm Stormy Daniels. Đây là cáo buộc khiến ông bị bồi thẩm đoàn ở quận Manhattan, New York truy tố mới đây.

Vì sao ông Trump bị bồi thẩm đoàn ở New York truy tố, không phải tòa án liên bang?

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Một khía cạnh pháp lý đáng chú ý của vụ việc này là tại sao các công tố viên ở quận Manhattan (New York) truy tố ông Trump liên quan các cáo buộc được cho là vi phạm luật liên bang, thay vì Bộ Tư pháp Mỹ - có nhiệm vụ điều tra và truy tố các vi phạm luật liên bang.

Tòa liên bang từng điều tra ông Trump

Theo báo New York Times (NYT), ông Trump đã bị các công tố viên liên bang ở quận Nam New York giám sát chặt cách đây vài năm trong vụ điều tra ông Michael Cohen, luật sư riêng và là người dàn xếp công việc cho ông Trump.

Ông Cohen cuối cùng phải chịu 3 năm tù do vai trò của mình trong vụ chi trả 130.000 USD để mua sự im lặng của sao phim khiêu dâm Stormy Daniels - một phụ nữ tuyên bố từng có quan hệ tình dục với ông Trump, và lừa dối Quốc hội Mỹ về dự án xây dựng tháp Trump ở Nga.

Tuy nhiên, ông Trump không bị buộc tội vào thời điểm đó, cũng như sau khi mãn nhiệm kỳ tổng thống.

Các công tố viên và Bộ Tư pháp chưa từng công khai nói về lý do tại sao ông Trump không bị buộc tội. Tuy nhiên, một số lý do dường như liên quan đến ông Cohen.

Năm 2018, các công tố viên liên bang của Tòa án quận Nam New York đưa ra cáo buộc chống lại ông Cohen vì đã trả 130.000 USD để “bịt miệng” sao phim khiêu dâm Daniels nhằm ngăn ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Trump.

Trong cuộc điều tra đó, họ kết luận ông Trump chỉ đạo ông Cohen trả tiền cho bà Daniels để mua sự im lặng về việc bà có quan hệ tình dục với ông Trump, dù ông phủ nhận tố cáo của bà.

Các công tố viên quận Nam New York cáo buộc ông Cohen vi phạm quy định tài chính về tổ chức chiến dịch tranh cử liên bang. Họ cho rằng các khoản thanh toán cho bà Daniels, sau đó được ông Trump hoàn trả, là khoản quyên góp bất hợp pháp cho chiến dịch của ông Trump. Nhưng tòa án này không truy tố ông Trump vào thời điểm đó.

Các công tố viên liên bang, và sau đó là công tố viên đặc biệt Robert Mueller, xác định việc truy tố ông Trump sẽ vi phạm chỉ thị của Bộ Tư pháp có từ thời cựu tổng thống Nixon về việc không cho phép truy tố tổng thống đương nhiệm.

Tuy nhiên khi ông Trump không còn là tổng thống, sự bảo vệ này cũng không còn.

Công tố viên liên bang từng cân nhắc khôi phục điều tra

Các công tố viên liên bang ở Manhattan (New York) dường như đã cân nhắc về việc khôi phục cuộc điều tra về ông Trump vào tháng 1-2021, ngay trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.

Tuy nhiên, theo cuốn sách Untouchable mới xuất bản gần đây của Elie Honig (một cựu công tố viên của quận Nam New York), các công tố viên liên bang ở Manhattan quyết định không làm như vậy.

Việc tòa án liên bang quyết định không truy tố ông Trump dường như liên quan đến uy tín và sự hợp tác của ông Cohen với tư cách là nhân chứng của chính phủ.

Ông Cohen phải khai đầy đủ về các hành vi phạm tội suốt đời của mình để đáp ứng điều kiện của thỏa thuận hợp tác trở thành nhân chứng của chính phủ. Nhưng ông Cohen đã từ chối.

Trong hồ sơ tòa án năm 2018, các công tố viên dường như đã than thở về sự ngoan cố của Cohen. Tuy nhiên họ đánh giá ông là người “thẳng thắn và đáng tin cậy”.

“Nếu Cohen thực sự hợp tác, nó (cuộc điều tra) có thể đã có kết quả. Nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Việc không thể kiểm tra đầy đủ lịch sử tội phạm và độ tin cậy của Cohen ảnh hưởng đến việc dùng ông này với tư cách nhân chứng”, các công tố viên viết.

Theo các quan chức của Bộ Tư pháp, thỏa thuận hợp tác đã không diễn ra. Chính sách lâu đời của tòa án liên bang quận Nam New York là các nhân chứng đồng ý hợp tác phải tiết lộ toàn bộ hành vi phạm tội trong suốt cuộc đời của mình.

Joyce Vance, cựu công tố viên liên bang và là giáo sư luật của Đại học Alabama, cho biết “không phải mọi nơi ở Mỹ đều áp dụng” triệt để điều này, nhưng Tòa án quận Nam New York - một trong những tòa án bận rộn và kỹ lưỡng nhất ở Mỹ - lại bắt buộc điều này.

Đến tháng 7-2019, trong một hồ sơ tòa án khác, các công tố viên của Tòa án quận Nam New York xác nhận họ không có khả năng đưa ra thêm báo cáo về cuộc điều tra liên quan đến việc mua sự im lặng.

Hồ sơ cho biết họ kết thúc cuộc điều tra mà không có thêm giải thích nào. Tuy nhiên, trong những chia sẻ riêng tư, các công tố viên liên bang cho rằng việc ông Trump thiếu kiến thức cơ bản về luật tài chính về chiến dịch tranh cử khiến việc chứng minh việc cố ý vi phạm khó khăn hơn.

Trong cuộc họp kín ngày 30-3, sau khi nghe lời khai của một số nhân chứng (gồm ông Cohen), đại bồi thẩm đoàn ở quận Manhattan, New York đã bỏ phiếu quyết định truy tố ông Trump do các cáo buộc liên quan chi tiền “bịt miệng” ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Đại bồi thẩm đoàn là nhóm 20 người trở lên được tuyển chọn để nghe công tố viên trình bày nghi vấn đang cứu xét. Sau đó họ sẽ quyết định rằng vụ việc đó có đủ bằng chứng để khởi tố/truy tố hay không.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.