(Baohatinh.vn) - Với niềm đam mê chế tác những con tàu cùng đôi bàn tay tài hoa, ngư dân Trần Quốc Bình (sinh năm 1990, ở xóm Hội Long, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vừa hoàn thành con tàu vỏ thép dạng mô hình giống như thật khi băng băng dưới biển.
Mô hình tàu vỏ thép này là bản thu nhỏ của con tàu HT 96729 TS mà ông Trần Quốc Rạng (bố của Bình) đã đầu tư gần 15 tỷ đồng theo nghị định 67/CP để đánh bắt xa bờ. Để con tàu mô hình này giống thật, Bình phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi qua nhiều kênh khác nhau.
Ngư dân Trần Quốc Bình và mô hình tàu vỏ thép
Chất liệu mà Bình sử dụng để làm là loại nhựa pomex chuyên làm biển quảng cáo. Công đoạn làm mô hình tàu được Bình thực hiện như đóng một con tàu thật.
Đầu tiên là hình thành khung tàu, được uốn theo từng phần to nhỏ khác nhau. Tiếp đến làm những chi tiết nhỏ như: khoang tàu, máy tời lưới, ra đa, cột đèn hàng hải, máy bơm nước và vòi rồng cứu hỏa…
Sau khi dựng thành hình, Bình đánh ma tít thật kỹ rồi tiến hành sơn kẻ màu con tàu như mẫu.
Mô hình một con tàu vỏ gỗ Bình làm trước đây
Để tàu vận hành được, Bình phải đặt mua máy điều khiển từ xa ở tận Hà Nội về lắp đặt, mất gần 3 triệu đồng.
Sau gần 1 tuần miệt mài, tỉ mẩn, con tàu vỏ thép dài hơn 90 cm, rộng gần 30 cm với đầy đủ hệ thống thiết bị của Bình đã vận hành dưới nước trước sự trầm trồ, thán phục của nhiều người dân địa phương.
Được biết, trước đây Bình cũng đã làm nhiều mô hình tàu gỗ để trang trí trong nhà và làm quà tặng cho người thân.
Thêm hình ảnh quá trình chế tác con tàu:
Học hết cấp 3, Trần Quốc Bình theo cha rẽ sóng vươn khơi trên nhưng con tàu vỏ gỗ đánh bắt hải sản xa bờ. Sóng gió biển cả đã tôi luyện Bình thành ngư dân thực thụ. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hàng Hải, Bình trở thành thuyền trưởng chuyên nghiệp trên con tàu vỏ thép hiện đại, mang về hàng tấn hải sản có giá trị sau những ngày bám biển.
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam.
Thời gian qua, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững, qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trại giam Xuân Hà (đóng trên địa bàn Hà Tĩnh) luôn nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để các phạm nhân thực hiện tốt việc chấp hành án, cải tạo tốt để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Khắc phục những khó khăn của một huyện miền núi, các trường học ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Phiên giao dịch việc làm tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thu hút 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và cơ hội làm việc mới.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Đề thi tham khảo được công bố sớm hơn gần 5 tháng giúp các trường học ở Hà Tĩnh chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới được giao cho Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý, xây dựng tại huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), trong thời gian từ quý 4/2024 đến quý 4/2025.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động giảng dạy và đào tạo, giữ vững thành tích đơn vị tiêu biểu khối giáo dục thường xuyên của tỉnh.
Trải qua 4 phần thi, thí sinh Võ Hồng Thiên (lớp 11 Toán 1) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi Olympia Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm 2024 - Peak of Wisdoms.
Vượt qua 1.300 thí sinh tại cấp cơ sở, 63 thí sinh xuất sắc đã tranh tài tại vòng chung kết Rung chuông vàng tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Trong giai đoạn 2013 – 2023, Hà Tĩnh đã huy động gần 935 tỷ đồng xã hội hoá, góp phần xây dựng kiên cố hoá 104 trường học, 776 phòng học và 146 nhà công vụ cho giáo viên.
Trong quá trình đánh bắt cá tại vùng biển thuộc địa phận huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ông Nguyễn Đức M. ( SN 1973) không may bị sẩy chân rơi từ tàu cá xuống biển tử vong.
Bằng sức mạnh niềm tin và nghị lực, dù cơ thể khiếm khuyết, anh Võ Tá Nhuận (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã vượt qua sóng gió, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.