Việc tử tế của o Tân

(Baohatinh.vn) - Với tâm niệm giản đơn là cố gắng làm những việc có ích trả ơn cho xã hội, ròng rã 14 năm nay, người phụ nữ tàn tật Phan Thị Tân (dân làng hay gọi là o Tân) vẫn đều đặn hàng ngày quét dọn, vệ sinh các công trình văn hóa của thôn 6, xã Hương Thủy, Hương Khê (Hà Tĩnh)

Việc tử tế của o Tân

Với tâm niệm giản đơn là cố gắng làm những việc có ích trả ơn cho xã hội, ròng rã 14 năm nay, người phụ nữ tàn tật Phan Thị Tân (dân làng hay gọi là O Tân) vẫn đều đặn hàng ngày quét dọn, vệ sinh các công trình văn hóa của thôn 6, xã Hương Thủy, Hương Khê (Hà Tĩnh)

Việc tử tế của o Tân

Từ con đường làng dẫn vào nhà o chỉ có một lối mòn cho người đi bộ. Căn nhà nhỏ chênh vênh, lọt thỏm giữa ngọn đồi Khoai Vạc. Đang lúi húi cuốc cỏ, gặp khách lạ, o Tân cười toe, giọng lóng ngóng, tôi chỉ kịp nghe mấy chữ: Vô nhà, vô nhà uống nước”.

Việc tử tế của o Tân

Căn nhà của o Tân được hỗ trợ xây dựng từ năm 2009, với kinh phí 23 triệu đồng. Trong đó, có 15 triệu đồng được hỗ trợ trực tiếp, 8 triệu đồng còn lại là tiền vay vốn chính sách. Qua nhiều đợt bão, lũ, sự khắc nhiệt của thời gian nay cũng đã bắt đầu xập xệ, xuống cấp. Bên trong chỉ có một chiếc bàn nhỏ đặt di ảnh của mẹ o và một cái quan tài, ngoài ra, không có vật dụng gì đáng giá.

Việc tử tế của o Tân

O Tân sinh năm 1952, gia đình có tới 9 anh chị em, song chỉ có 2 người trưởng thành, 7 người anh chị còn lại của o không có ai sống quá tuổi 20. O bị dị tật bẩm sinh, do chưa được đi khám chữa tử tế lần nào nên o cũng không rõ về căn bệnh của mình. Khi còn nhỏ, ngay cả những việc như ăn cơm, buộc tóc… o cũng khó có thể tự làm một mình.

Việc tử tế của o Tân

Đến khi cha mẹ qua đời, o buộc phải tự chăm sóc mình. Dần dần, o cũng biết quét nhà, nhổ cỏ. O quét nhà, quét ra vườn, ra đường, quét lên đền Khoai Vạc, rồi quét đến khuôn viên nhà văn hóa thôn. O không nhớ làm công việc này từ bao giờ, o chỉ biết khi mệt thì nằm nghỉ, khi khỏe là mang chổi đi quét.

Việc tử tế của o Tân

Trưởng thôn 6, Bạch Đình Viên cho biết: "Hội quán thôn được xây dựng từ năm 2005, và cũng từ đó đến nay, o Tân đều đặn đến làm vệ sinh, nhổ cỏ trong khuôn viên cho đến cả sân bóng chuyền. Do là người tàn tật, nên o Tân không đóng góp công sức xây dựng, nhưng o nói: Người làng có sức xây nên hội quán, o không có sức thì quét dọn vệ sinh, o sống bằng tiền trợ cấp thì cũng muốn trả ơn xã hội. Hơn thế, dù được miễn các khoản đóng góp nhưng những lần kêu gọi ủng hộ quỹ người nghèo, quyên góp tổ chức trung thu cho các cháu… thì o là người tiên phong đóng đậu, còn các khoản đóng đậu làm đường, xây dựng nông thôn mới nhiều lần o tự nguyện đến đóng góp nhưng chúng tôi không nhận."

Việc tử tế của o Tân

Trả lời tôi, o bộc bạch: Mỗi tháng tui nhận gần 700 nghìn đồng tiền trợ cấp của Nhà nước. Mỗi ngày ăn hết một ống bơ gạo, 3 tháng mới hết một bao gạo 25 kg. Rau củ thì hái ngoài vườn hoặc làng xóm cho. Số tiền còn lại ngoài để dành trả tiền điện, quần áo và thức ăn, nên chỉ cần nhịn thêm một vài bữa thịt là có tiền để đóng góp rồi.”

Việc tử tế của o Tân

Ông Đặng Đình Khâm (70 tuổi) – người hàng xóm của o Tân tâm sự: "Người dân trong thôn đa phần còn khó khăn nên không giúp đỡ được gì nhiều, chủ yếu là động viên, mang đến cho o mớ rau, quả bí… Đặc biệt, o ít khi chủ động xin ai giúp đỡ, vẫn siêng năng lao động, nhưng để tính toán, làm ra sản phẩm, của cải thì ngoài khả năng của o. O coi lao động là niềm vui, có lần đến ủy ban xã nhận tiền trợ cấp, o cũng đòi mang chổi ra quét. Chúng tôi vẫn thường lấy o ra làm tấm gương răn dạy con cháu về đức tính siêng năng, ham lao động."

Việc tử tế của o Tân

Còn ông Viên trưởng thôn cho biết thêm, do không có chồng, con, cả làng đều gọi thân mật là o Tân, ai cũng quý o. Để động viên, khích lệ, Hội Người cao tuổi huyện Hương Khê còn trao tặng o danh hiệu tuổi cao – gương sáng giai đoạn 2011 - 2015… Hiện tại, thôn đang có kế hoạch kêu gọi người dân hỗ trợ sửa chữa lại nhà cho o trước mùa mưa lũ.

Rời nhà o Tân, mây đen đang kéo đến mịt mù, o rướn chạy theo dúi vào tay tôi chiếc áo mưa cũ: "Chú lấy mà mặc, trời sắp mưa dông…"

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.