Vợ chồng cựu giáo chức già “xin tiền” làm đường giúp dân

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 4 năm đằng đẵng đi gõ cửa từng nhà để “xin tiền” làm đường vào nghĩa trang, đến tháng 9 năm nay, vợ chồng bà Bùi Thị Thu - ông Đinh Công Vượng (thôn 5, xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã hoàn thành tâm nguyện “phải làm một điều có ích cho đời”.

vo chong cuu giao chuc gia xin tien lam duong giup dan

Vợ chồng bà Thu - ông Vượng phấn phởi khi hoàn thành tâm nguyện xây dựng con đường bê tông vào nghĩa trang Khe Râu.

Tâm nguyện xây dựng con đường bê tông vào nghĩa trang Khe Râu (thôn 4 và 5, xã Phúc Trạch) của vợ chồng bà Thu từng bị nhiều người coi là gàn dở. Từng công tác lâu năm trong ngành giáo dục, nửa đùa, nửa thật nhìn con đường mới hoàn thành, bà Thu chia sẻ: “Để làm được con đường này, chúng tôi phải đi “xin” từng đồng. Mà có xin gì cho bản thân, gia đình đâu, tôi xin để làm đường cho làng xóm đi. Vậy mà còn bị biết bao nhiêu người dè bỉu, bịa đặt, thêu dệt đủ chuyện”.

Hành trình thực hiện tâm nguyện của vợ chồng bà Thu bắt đầu từ năm 2013. Khi chứng kiến người dân phải đi trên con đường lầy lội, bùn đến đầu gối mới vào được nghĩa trang để hương hỏa cho người quá cố. Bà Thu quyết tâm xây dựng con đường mới, kiên cố hơn. May thay, ý tưởng của bà được chồng – cũng là giáo viên về hưu, hưởng ứng nhiệt tình.

Nghĩ là làm ngay, để có thể kêu gọi mọi người ủng hộ, vợ chồng bà bàn bạc và thống nhất bán bớt vườn dó trầm của gia đình, đóng góp 25 triệu đồng để làm đường. Sau đó, cùng với các cựu chiến binh, cựu giáo chức trong xã... thành lập tổ từ thiện, viết thư ngỏ kêu gọi con em quê hương, các doanh nghiệp cùng hỗ trợ.

Ở tuổi thất thập, sức không còn khỏe nhưng bà Thu vẫn ngược xuôi cùng bộ hồ sơ, giấy tờ xin thực hiện dự án làm đường, góp sức cùng địa phương xây dựng NTM. Không chỉ vận động ở địa phương, ông bà còn kêu gọi con cháu, bạn bè, người thân khắp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ.

Đến năm 2014, khi có nguồn kinh phí kha khá, ông bà cùng tổ từ thiện xin phép xã, huyện thuê nhân công, máy móc về san mặt bằng. Có thời gian ông cứ theo làm đường, cũng tay cuốc, tay xẻng ra làm cùng mọi người, đến khi ốm phải nằm cả tháng. Vì không đủ kinh phí nên mỗi đợt chúng tôi chỉ làm được khoảng 200m. Ban đầu chỉ thuê xe san gạt, đổ đất làm nền, sau đó, chở đá về lu đường... dần dần rồi mới đổ bê tông từng đoạn. Vì thế, gần 4 năm sau, con đường mới được hoàn thiện.

Ngoài nguồn hỗ trợ 70 tấn xi măng theo chương trình NTM, tất cả việc từ thuê thợ, mua cát, đá đến giám sát công trình…, ông bà và tổ từ thiện đều đứng ra gánh vác. Không phụ công vợ chồng người giáo già và tổ từ thiện, đầu tháng 9/2017, con đường bê tông kiên cố, dài hơn 600m, rộng 3m nối từ đường Hồ Chí Minh vào đập phụ Khe Trồi, đi vào nghĩa trang thôn 4, thôn 5, xã Phúc Trạch chính thức hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng.

Dẫu vậy, cả khoản tiền ông bà đóng góp và khoản tiền “xin” được đến nay vẫn chưa đủ trang trải chi phí làm đường.

Chầm chậm rảo bước trên con đường mới, bà Thu nói tiếp: “Tính ra, vẫn còn thiếu gần 30 triệu đồng. Bây giờ còn sức thì mình đi, đến khi không còn sức mà vẫn chưa trả hết nợ thì dè xẻn chi tiêu để trả. Con đường này là tâm nguyện cả đời của chúng tôi. NTM đang đổi thay từng ngày, mình cũng phải góp chút gì đó thật ý nghĩa cho quê hương”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

Quản lý gần 20.000 ha rừng, Tổ Bảo vệ rừng thuộc Trạm Quản lý và Bảo vệ rừng Cổng Khánh (BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.