5 vật liệu nổ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới

Trang tin Businessinsider.com (BIC) của Mỹ mới đây đã cập nhật 5 loại vật liệu nổ phi hạt nhân, có sức công phá lớn nhất thế giới xưa và nay.

Theo BIC, khoa hóa của một trường đại học Anh gần đây đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi một sinh viên đã bào chế thành công vật liệu nổ có tên TATP (tri-cyclic acetone peroxide).

Mặc dù TATP ra đời không mong muốn nhưng buộc Bộ Quốc phòng Anh phải vào cuộc, kiểm soát.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

Cũng theo BIC, có rất cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm trên thế giới hiện đã và đang cho ra đời nhiều loại thuốc nổ phi hạt nhân, có sức công phá lớn, thông qua quá trình nhả khí một cách nhanh chóng.

• TNT

Đây là vật liệu nổ nổi tiếng có tên trinitrotoluene, gọi ngắn là TNT. Nguyên thuỷ, loại vật liệu nổ rắn màu vàng này được sản xuất để làm thuốc nhuộm vào năm 1863, và 30 năm sau đã được nhà hóa học người Đức Carl Häussermann phát hiện ra tính gây nổ và dùng cho mục đích thuốc nổ.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

Không giống các loại thuốc nổ khác, TNT tồn tại dưới dạng rắn, cứng, quăng quật thoải mái, thậm chí có thể tồn tại dưới dạng dịch lỏng.

Nó chỉ phát nổ khi có ngòi nổ mồi, tạo ra sức công phá rất lớn khi các nhóm ni-tơ trong phân tử nhanh chóng biến thành khí.

TNT là chất nổ lý tưởng để sử dụng trong những trường hợp phá dỡ công trình, khai tác mỏ, xây dựng đường xá... và sản xuất thuốc nổ an toàn, tức có kiểm soát.

TNT còn đóng vai trò như một đơn vị đo lường tiêu chuẩn để nói về sức công phá của cho bom cũng như của các hóa chất khác.

• TATP

TATP được mệnh danh là "Mẹ Satan" bởi sức công phá kinh hoàng, tương đương 80% thuốc nổ TNT.

TNT thuộc nhóm phân tử peroxit, chứa liên kết oxy - oxy không ổn định và yếu, điều này có nghĩa TATP ít ổn định và dễ tự phát nổ, nên khó khăn trong việc vận chuyển, sử dụng.

Chỉ cần một cú va chạm hoặc gõ mạnh vào là đủ để kích hoạt gây nổ.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

TATP được giới truyền thông quan tâm vì dễ chế tạo và thường có mặt trong các thiết bị nổ tự chế (IED) mà bọn khủng bố đã sử dụng, như vụ đánh bom ở London, Anh ngày 7/7/2005.

• RDX

RDX là "vật liệu nổ nitơ", có tính gây nổ từ sự có mặt của nhiều liên kết ni-tơ với ni-tơ, chứ không đơn thuần chỉ có liên kết oxy như các loại thuốc khác.

Các liên kết ni-tơ luôn ở trạng thái bất ổn định, do các nguyên tử ni-tơ thường xuyên kết dính để tạo thành khí ni-tơ theo kiểu liên kết ba. Nếu càng nhiều liên kết nitơ-nitơ dưới dạng một phân tử như RDX thì sức công phá lại càng mạnh.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

RDX thường được người ta pha với các hóa chất khác để làm cho nó ít nhạy nổ hơn, nhất là gây nổ bất ngờ và thường được dùng để phá hủy các công trình, bom mìn hay kiến trúc được kiểm soát.

• PETN

PETN là một trong những chất nổ mạnh nhất, nó có chứa nitroglycerin và nhiều nhóm ni-tơ hơn TNT. Nhưng sự hiện diện của nhiều nhóm ni-tơ đồng nghĩa, PETN dễ phát nổ và có sức công phá lớn.

Tuy nhiên, PETN tự thân nó lại rất khó phát nổ nên thường được sử dụng kết hợp với TNT hay RDX.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

PETN được sử dụng thường xuyên trong Thế chiến II để phá các công trình giao thông, nhất là cầu cống. Hiện loại chất nổ này thường có mặt trong kíp nổ của vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, PETN có độc tính tương đối thấp với dược tính giãn mạch nên được ngành y sử dụng để bào chế thuốc trị đau thắt ngực.

• Aziroazide azide

Aziroazide azide là thuốc nổ gốc ni-tơ ít ổn định, có chứa 14 nguyên tử ni-tơ liên kết lỏng nên dễ phát nổ.

Người ta sẽ không bao giờ nhìn thấy những loại phân tử này có trong tự nhiên do sự bất ổn đáng ngạc nhiên của chúng, nhưng năm 2011 con người đã tạo ra được phân tử này trong một phòng thí nghiệm tại Đức do chuyên gia hoá chất Thomas Klapötke đứng đầu.

5 vat lieu no phi hat nhan manh nhat the gioi

Nếu cố tình chạm vào Aziroazide azide hoặc cố gắng cầm lên thì các liên kết nitơ - nitơ nhanh chóng bị phá vỡ tạo thành phân tử khí nitơ gây kích nổ, phản ứng tạo ra một lượng nhiệt lớn cực lớn.

Vì vậy, chỉ cần một lượng nhỏ hóa chất này, nếu gặp sự cố, cũng có thể phá huỷ cả những phòng thí nghiệm hay các công trình đắt tiền, chưa kể tính mạng con người. Con người cần cảnh giác, một khi nó được tạo ra với một khối lượng lớn, và dùng cho mục đích tấn công lại chính con người.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast