Global Firepower xếp quân đội Việt Nam đứng thứ 16 thế giới

Mỹ, Nga, Trung Quốc là 3 quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới.

Ngày 31/8, Global Firepower- một tổ chức quốc tế có uy tín vừa công bố bảng đánh giá mới nhất về sức mạnh quân sự của quân đội các nước trên thế giới năm 2017. Trong đó, chiếm vị trí số 1 là Hoa Kỳ, thứ 2- Nga, thứ 3- Trung Quốc. Đó là 3 quốc gia có quân đội mạnh nhất được mọi người biết đến.

global firepower xep quan doi viet nam dung thu 16 the gioi

Binh sỹ Mỹ tập luyện Ảnh: U.S. Army / Getty Images

Tiếp theo là Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ai Cập

Trong bảng xếp hạng, Quân đội Việt Nam xếp thứ 16, Ukraine xếp thứ 30; Syria thứ 44.

Điều đặc biệt trong việc xếp hạng này là không xét đến kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia. Bởi vì nếu so sánh tiềm năng phòng thủ mà tính đến cả kho vũ khí hạt nhân thì sẽ là vô lý và hoàn toàn không công bằng đối với các quốc gia phi hạt nhân song vẫn muốn vươn tới vai trò đứng đầu.

Đã nhiều năm nay công ty Global Firepower tiến hành việc xếp hạng hàng năm do các chuyên gia thuộc trường đại học “St. Andrew”- một trong những trường đại học lâu đời nhất của nước Anh (Thành lập năm 1410) tính toán, dựa trên 50 tiêu chí và các thông số khác nhau của mỗi quốc gia.

global firepower xep quan doi viet nam dung thu 16 the gioi

Bộ binh Nga tập vượt chướng ngại vật Ảnh: Iuri Xmichuc / ТАSS

Tuy không phải là tiêu chí đánh giá nhưng một số yếu tố được cộng thêm điểm, ví dụ như những quốc gia có vũ khí hạt nhân hoặc thuộc khối NATO cũng được cộng thêm điểm, một số yếu tố sẽ bị phạt.

Trong số các tiêu chí, người ta không phải chỉ đánh giá dựa vào ngân sách đầu tư cho quân sự, số quân, số lượng xe tăng, máy bay, trực thăng, tàu chiến và các chủng loại pháo.

Kết quả đánh giá tổng còn liên quan đến các yếu tố, ví dụ như: vị trí địa lý của đất nước, xem đất nước đó có tiếp giáp với biển hay không. Và nếu có lãnh hải thì lực lượng hải quân có những gì.

global firepower xep quan doi viet nam dung thu 16 the gioi

Binh sỹ Trung Quốc rèn luyện thể lực mùa Đông Ảnh: AFP

Trong đó tính cả đến năng lực sản xuất và hậu cần, lượng nợ nước ngoài và khối lượng dự trữ ngoại tệ và vàng. Một chỉ số quan trọng là sự tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngay cả chi phí lao động ở một quốc gia cụ thể cũng nhận được các chuyên gia đánh giá bằng những con số cụ thể. Cách đánh giá này cho phép các nước nhỏ, nhưng lại có công nghệ tiến bộ hơn, có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn nhưng lại kém phát triển hơn.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast