Hãi hùng cường kích hạng nặng “hung thần” AC-130

Lockheed AC-130 là loại máy bay cường kích hạng nặng. Khung cơ bản của máy bay do Lockheed thiết kế và chế tạo. Phần hoàn thiện để thành máy bay chiến đấu do Boeing phụ trách.

Không lực Hoa Kỳ dùng AC-130 để hỗ trợ các đơn vị mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương.

AC-130 nổi tiếng với sức mạnh của các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất được trang bị trên khoang và có thể liên tục bay trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm, thậm chí còn kéo dài được cả chu trình bay.

hai hung cuong kich hang nang hung than ac 130

Hệ thống vũ khí của AC-30 bao gồm: - 25 mm súng tự động ổ quay 5 nòng Gatling của General Electric GAU-12 / U (tốc độ bắn 1.800 phát / phút, cơ số 3000 viên đạn); - 40-mm pháo phòng không L-60 Bofors (tốc độ bắn 100 phát / phút, cơ số 256 viên đạn); - 105 mm lựu pháo Howitzer M-102, được thiết kế dựa trên nguyên mẫu lựu pháo tiêu chuẩn của Lục quân Hoa Kỳ (tốc độ bắn 6-10 phát / phút, cơ số đạn là 98 viên). Điểm khác biệt chính từ AC-130H Spektr là lắp đặt súng năm nòng 25-mm thay cho súng sáu nòng 20mm "Vulcan".

Mặc dù thực tế súng Gatling có khối lượng nặng hơn (122 kg so với 116 kg của "Vulcan") cần mang theo một khối lượng lớn đạn, nhưng vận tốc đầu nòng của đạn 25 mm rất cao (1200 m / s so với 1030 m / s của đạn 20 mm), do đó đạt được hiệu quả trong việc tăng tầm bắn xủa súng từ 2,7 km đến 3,7 km, đồng thời độ chính xác của đạn cũng cao hơn.

Giai đoạn hiện nay, máy bay còn được nghiên cứu lắp đặt thêm hệ thống tên lửa chống tăng Hellfire. Trong thời gian tấn công mục tiêu Gunship AC-130U thực hiện quỹ đạo bay sao cho mục tiêu luôn nằm trong tâm điểm của vòng lượn.

Hệ thống bảo vệ và phòng thủ của AC-130U bao gồm: Đài chế áp radio – điện tử ITT Avionics AN/ALQ-17, được bố trí trong cánh máy bay; 90 đạn bẫy hồng ngoại và 300 đạn gây nhiễu phản xạ thụ động MJU7 hoặc 180 M206 đạn gây nhiễu phản xạ thụ động được đặt trong 3 bộ khí tài phóng đạn, nằm ở hai bên và dưới thân máy bay; Hệ thống hồng ngoại phát hiện máy bay bị tấn công bằng tên lửa không đối không AN/AAR-44; Khí tài đầu thu bức xạ radio Loral AN/ALR-56M, được sử dụng để phát hiện máy bay bị chiếu xạ bằng sóng radar.

Đồng thời máy bay AC-130 U còn được lắp đặt bộ phận tiếp dầu trên không, và lắp đặt các tấm giáp bảo vệ từ các loại vật liệu tổng hợp, được sử dụng trong các chiến dịch có cường độ tác chiến cao hoặc thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm.

Theo Lao động

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast