Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Tiến hành hoạt động quân sự dài ngày với không quân Pháp, các phi công Ấn Độ đã trao đổi máy bay với các đồng nghiệp phương Tây, qua đó giúp hai bên hiểu biết hơn về khí tài của nhau.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Theo thông báo, cuộc diễn tập quân sự chung mang tên Garuda VI giữa không quân Pháp và Ấn Độ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 14/7 tại phía Tây Nam của nước Pháp.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Ấn Độ đã điều động những "báu vật bầu trời" của mình, đó là 4 tiêm kích hạng nặng Su-30MKI, 1 máy bay tiếp dầu Il-78, 2 máy bay vận tải hạng nặng C-17 cùng 120 sĩ quan tham gia đợt diễn tập chung với Pháp.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Về phía Pháp, nước này cũng đáp lại bằng một lực lượng hùng hậu gồm tiêm kích Rafale, Mirage 2000; máy bay tiếp dầu KC-135, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không E-3F.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Hoạt động quân sự trên còn là cơ hội hiếm có với Ấn Độ khi giúp họ hiểu rõ hơn về tính năng của các tiêm kích tối tân Rafale mà nước này sẽ tiếp nhận lô đầu tiên với số lượng 36 chiếc.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Bên cạnh 36 máy bay nhận theo dạng thành phẩm, Ấn Độ còn đang để ngỏ khả năng mua tiếp 126 chiếc Rafale nữa dưới dạng sản xuất theo giấy phép trong chương trình "Make in India".

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Dự kiến các chiến đấu cơ của hai nước sẽ tiến hành đầy đủ các bài tập gồm đối kháng cự ly gần và xa, tấn công mục tiêu mặt đất hay phối hợp chỉ huy đường không.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Vấn đề kiểm tra sự tương thích hệ thống cũng là rất quan trọng, khi Su-30MKI là tiêm kích gốc Nga nên sẽ cần phải hiệu chỉnh một số thiết bị nếu muốn phối hợp cùng Rafale.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Để tăng thêm mức độ trực quan cũng như hiểu rõ hơn nữa về vũ khí của nhau, các phi công lái Su-30MKI cũng như Rafale đã tiến hành đổi máy bay cho nhau.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Đây thực chất cũng là việc làm thường gặp trong các cuộc diễn tập quân sự quốc tế, nhằm gia tăng sự tin tưởng cũng như hiểu rõ hơn tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện đối tác.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Phi công Pháp và Ấn Độ đều bày tỏ sự thích thú và thán phục mức độ hiện đại trên máy bay chiến đấu của nhau, triển vọng để hai dòng tiêm kích này cùng phục vụ với số lượng lớn trong không quân Ấn Độ là khá xán lạn.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Ấn Độ đang vận hành phi đội 272 tiêm kích Su-30MKI, số lượng này nhiều hơn toàn bộ Su-30 các biến thể (Su-30SM, Su-30M2) đang phục vụ trong quân đội Nga (200 chiếc).

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Ấn Độ thời gian gần đây đang thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để tránh bị phụ thuộc vào đối tác duy nhất là Nga, họ đã mua thêm khá nhiều vũ khí do Mỹ, Pháp, Israel sản xuất.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Ngoài tác dụng kể trên, Ấn Độ còn hy vọng rằng các tiêm kích nguồn gốc phương Tây sẽ giúp cho nước này chiếm ưu thế trước Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột quy mô lớn.

Phi công Ấn Độ - Pháp bất ngờ đổi tiêm kích Su-30MKI và Rafale cho nhau

Nhờ những phương tiện tác chiến khác biệt với đối thủ, Trung Quốc sẽ khó lòng bắt bài được Ấn Độ, điều mà họ sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi đối đầu với vũ khí Nga sản xuất.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.