Tu-160 là máy bay mạnh nhất thế giới

Tạp chí Aviation Week & Space Technology của Mỹ vừa có bài viết ca ngợi sức mạnh oanh tạc cơ Tu-160 của Nga so với máy bay cùng phân khúc của Mỹ.

Tu-160 là máy bay mạnh nhất thế giới

Tiêm kích MiG-31 hộ tống oanh tạc cơ Tu-160.

Mở đầu bài viết, báo Mỹ cho rằng, máy bay ném bom-tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 là máy bay quân sự nguy hiểm nhất ở Nga. Tu-160 là oanh tạc cơ nhanh nhất, lớn nhất và nặng nhất thế giới từ trước đến nay.

Tu-160 có tải trọng rất lớn, có thể mang theo một số lượng lớn vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Với thiết kế đặc biệt kiểu cánh cụp cánh xòe cũng tạo ra nhiều lợi thế cho Tu-160 như:

Nâng cao năng lực của máy bay khi ở tốc độ thấp, cánh thẳng cung cấp lực nâng cao hơn ở tốc độ thấp, có hiệu suất khí động học tốt hơn khi ở tốc độ cao. Điểm trừ duy nhất của máy bay này là không ứng dụng công nghệ tàng hình và đối thủ có thể dễ dàng phát hiện ra.

Điều làm người Mỹ càng thêm thán phục là Tu-160 được sản xuất từ thời Liên Xô, khi không có công nghệ tàng hình, nhưng máy bay vẫn có độ nguy hiểm lớn nhất thế giới từ đó đến nay.

Bởi máy bay có thể dễ dàng bay ở trần 18 km với tốc độ 3.200-3.500 km/h, phạm vi hoạt động phải lên đến 11.000-13.000 km. Với tính năng đặc biệt của Tu-160 ngay từ khi ra đời và đến cả hiện nay, đặc điểm tàng hình vẫn là điều không cần thiết cho các loại máy bay này.

Tu-160 mang tên lửa hành trình thế hệ mới được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, tầm bắn của chúng gần 10.000km (các loại dữ liệu khác nhau cho rằng tên lửa hành trình mới nhất có tầm bắn 4.500-5.500 km).

Máy bay ném bom chiến lược không phải thực hiện nhiệm vụ đột phá khu vực phòng không, mà là phóng vũ khí từ bên ngoài khu vực phòng thủ, do vậy nó không quá cần khả năng tàng hình. Máy bay này có thể phóng tên lửa hành trình ở khoảng cách 2.000 km từ khu vực phòng không của đối phương.

Còn trong các cuộc xung đột cường độ thấp thì Tu-160 cũng không yêu cầu phải có khả năng tàng hình. Các lực lượng quân sự không chính thức và các tổ chức khủng bố không có khả năng phát triển radar, tên lửa phòng không hoặc máy bay chiến đấu để có thể đánh chặn được Tu-160.

Mỹ có 140 máy bay ném bom chiến lược, trong đó chỉ có 20 máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình. Chúng ban đầu được thiết kế để chiến đấu trong khu vực phòng không của đối phương vì tầm bắn vũ khí hạn chế.

Trên phương diện lý luận, về nguyên tắc không có cái gọi là máy bay tàng hình, tín hiệu phản xạ của B-2 trong bước sóng centimet là thấp, nhưng nó có thể nhìn thấy rõ trong bước sóng mét, radar trong các băng tần này là xương sống của lực lượng công nghệ vô tuyến.

Mặc dù vậy, báo Mỹ vẫn khẳng định, những phân tích trên không phải phủ nhận tác dụng của tàng hình, mà ngược lại, chức năng tàng hình là một lợi thế quan trọng.

Tất cả các máy bay trong tương lai, bao gồm máy bay PAK DA Nga, dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ tàng hình. Chỉ duy nhất đối với Tu-160 thì việc thiếu tàng hình không phải là nhược điểm bởi những tính năng khác quá hoàn hảo.

Theo Hòa Bình/baodatviet.vn

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.