Vũ Quang hỗ trợ gia đình khó khăn xây dựng 41 mô hình sinh kế

(Baohatinh.vn) - Các mô hình này không chỉ tạo sinh kế bền vững cho bà con Vũ Quang (Hà Tĩnh) mà còn giúp các địa phương trên địa bàn huyện hoàn thiện, củng cố các tiêu chí nông thôn mới.

img-9085-2-copy-5856.jpg
Được hỗ trợ mô hình sinh kế nuôi dê, người dân thị trấn Vũ Quang có thêm điều kiện vươn lên.

Thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH Vũ Quang, từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, địa phương đã phân bổ hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo xây dựng 41 mô hình sinh kế (có 21 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 20 mô hình phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp). Qua đó, góp phần giúp các gia đình có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Thông qua các mô hình, có thể khẳng định, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung chính sách, rà soát, khảo sát chính xác từng hoàn cảnh để có giải pháp thiết thực, phát huy tính tự lực vươn lên thoát nghèo của từng hộ dân.

img-0424-copy-7781.jpg
Được các cấp hỗ trợ bò giống, cuộc sống của gia đình ông Trần Khánh Toại đã vơi bớt khó khăn.

Trong năm 2023, xã Hương Minh được hỗ trợ 2 mô hình sinh kế, với 79 hộ dân khó khăn được hưởng thụ. Thông qua các mô hình đã giúp bà con tự chủ về kinh tế và cải thiện cuộc sống.

Ông Trần Khánh Toại (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) phấn khởi cho biết: "Vừa được hỗ trợ bò giống, tôi còn được cán bộ địa phương hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng. Sau gần một năm chăm sóc, bò chuẩn bị sinh sản lứa đầu tiên. Hiện, gia đình còn chăn nuôi thêm gà để nâng cao thu nhập, cuộc sống nhờ đó đỡ vất vả hơn trước rất nhiều".

Ông Đoàn Ngọc Lương - Chủ tịch UBND xã Hương Minh cho biết: “Trong điều kiện nguồn lực địa phương hạn hẹp, chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế cho các gia đình khó khăn đã tiếp thêm động lực cho bà con, giúp xã giải quyết được một phần quan trọng về củng cố tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, từ nguồn hỗ trợ này, nhiều bà con đã vươn lên thoát nghèo”.

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.