WHO phê chuẩn vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa mới phê chuẩn vắc-xin phòng sốt xuất huyết (SXH) đầu tiên trên thế giới.

Được biết tới với tên gọi Dengvaxia, vắc-xin này là kết quả hai thập kỷ nghiên cứu của Sanofi Pasteur. 4 quốc gia gồm Mexico, Brazil, El Salvador và Philippines đã cấp phép cho Dengvaxia.

who phe chuan vac xin sot xuat huyet dau tien tren the gioi

Việc WHO phê chuẩn vắc-xin trên sẽ thúc đẩy nhiều quốc gia đang phát triển khác khi mà biến đổi khí hậu đặt con số người nhiễm bệnh do muỗi truyền ngày một gia tăng.

Vắc-xin trên cần tiêm 3 mũi trong vòng 1 năm, dành cho đối tượng trên 9 tuổi trở lên trước đó đã từng phơi nhiễm với virut và phù hợp cho người sống ở vùng dịch cũng như du khách.

Sốt xuất huyết gây ra bởi virut truyền qua muỗi đe dọa nhiễm bệnh cho gần một nửa dân số thế giới. Không giống như sốt rét, không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh SXH. Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng như: nôn, đau xương, đau đầu, ngứa ngáy, chảy máu và thậm chí tử vong. Virut có thể tồn tại trong vòng 10 ngày. Khoảng 390 triệu người bị nhiễm SXH mỗi năm ở khoảng 120 quốc gia, đặc biệt ở Đông Nam Á, châu Mỹ Latin và châu Phi.

Vài năm qua, hàng ngàn trẻ em đã được thử nghiệm vắc-xin trên ở Đông Nam Á và châu Mỹ Latin cho thấy vắc-xin hiệu nghiệm tới 70% cho người từng phơi nhiễm với SXH trước đó và 90-95% hiệu nghiệm với những trường hợp nhập viện nghiêm trọng.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.