World Cup 2022: Bộ Công an cảnh báo về tội phạm cá độ bóng đá

Người chơi cá độ bóng đá nếu thua có thể sẽ bị các đối tượng cưỡng ép trả tiền bằng các hình thức như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản hoặc thuê các đối tượng hình sự đòi nợ.

World Cup 2022: Bộ Công an cảnh báo về tội phạm cá độ bóng đá

Lực lượng chức năng khám xét nhà Trần Viết Nghĩa, đối tượng cầm đầu một đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn trên 32 triệu USD, tháng 7/2020. (Ảnh: TTXVN phát)

Thời gian qua, lực lượng Công an liên tiếp phát hiện, triệt phá thành công nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng; cho thấy tội phạm cá độ trên không gian mạng có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là trước thềm World Cup 2022 .

Trước tình hình trên, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trao đổi một số thông tin cảnh báo đối với loại tội phạm này.

Về phương thức, thủ đoạn hoạt động, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, các đường dây cá độ bóng đá được hình thành bởi các đối tượng cầm đầu tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp, thường là những đối tượng hình sự, giới “anh chị," móc nối với “nhà cái” quản lý các trang web cá độ (M88.com, Fun88.com, Bong88.com…) có máy chủ đặt tại nước ngoài để thiết lập chia nhỏ cho các chân rết tổ chức cá độ bóng đá trên không gian mạng tại Việt Nam, với nhiều hình thức quảng cáo, chào mời hấp dẫn công khai bằng tiếng Việt.

Các đối tượng tội phạm cá độ bóng đá trên không gian mạng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng như sử dụng các thiết bị di động thông minh có kết nối mạng Internet để trao đổi thông tin, thực hiện hành vi phạm tội; Lợi dụng sở hở trong quản lý, kiểm soát không gian mạng, quản lý sim rác, quản lý thanh toán để thực hiện tội phạm.

Người chơi chỉ cần có các thiết bị kết nối Internet, đăng ký tài khoản thành viên, có tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản hoặc nạp tiền đánh bạc thông qua thẻ cào điện thoại, qua cổng trung gian thanh toán để tham gia cá cược.

Nếu thua không có tiền thanh toán, người chơi có thể bị các đối tượng cầm đầu cưỡng ép trả tiền bằng các hình thức như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản hoặc thuê các đối tượng hình sự đòi nợ…

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng, Bộ Công an đề nghị mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và tệ nạn cờ bạc , nhất là cá độ bóng đá; phải ý thức được hậu quả, tác hại của tệ nạn cá độ bóng đá đối với bản thân, gia đình và xã hội; tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức; đồng thời quan tâm quản lý, giáo dục, vận động người thân và những người xung quanh nâng cao cảnh giác, tránh xa cá độ bóng đá.

Trường hợp phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến cá độ bóng đá, người dân cần kịp thời báo tin tố giác với cơ quan Công an gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an (0692348569) để có biện pháp điều tra xử lý, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội.

Lực lượng Cảnh sát hình sự, An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Quản lý hành chính về trật tự xã hội và các lực lượng nghiệp vụ khác sẽ quyết liệt vào cuộc, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật cao để phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.