Xã giải thích không rõ, dân nghi ngờ xóm lấn đất xây hội quán!

(Baohatinh.vn) - Cho rằng, diện tích sử dụng thực tế ít hơn diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) là do xóm đã tự ý “lấn” đất của gia đình để làm hội quán, bà Trần Thị Bình (xóm Trường Thủy, xã Xuân Trường, Nghi Xuân) làm đơn khiếu nại...

Quá trình giải quyết, các cấp chính quyền đã xác định được nguyên nhân số diện tích bị “biến mất” của bà Bình, nhưng lại không giải thích một cách rõ ràng, khiến vụ việc chưa thể kết thúc.

xa giai thich khong ro dan nghi ngo xom lan dat xay hoi quan

Bà Bình cho rằng, quá trình xây dựng hội quán cũ, xóm đã lấn chiếm một phần diện tích đất vườn của gia đình.

Theo trình bày của bà Trần Thị Bình, thửa đất gia đình bà đang sử dụng đã được UBND huyện Nghi Xuân cấp giấy CNQSDĐ năm 1998 với diện tích 517 m2 (đất vườn + đất ở). Năm 1999, do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình bà Bình vào Tây Nguyên làm ăn, để lại nhà cửa, con nhỏ cho bố mẹ chăm sóc, quản lý.

Năm 2000, xóm Trường Thủy tiến hành xây dựng hội quán cạnh mảnh đất của gia đình bà Bình. Theo bà Bình thì quá trình xây dựng, xóm đã tự ý lấn chiếm đất gia đình bà.

Còn theo các cán bộ xóm thời kỳ đó và lãnh đạo xã Xuân Trường thì tại thời điểm xây dựng hội quán, có 3 hộ được xóm thương lượng để đổi đất xây dựng hội quán gồm: Gia đình bà Nguyệt, bà Khương (đổi đất vườn lấy đất sản xuất ngoài đồng), còn gia đình bà Bình phần diện tích lồi ra được đổi phần diện tích thụt vào của xóm để diện tích của hai bên được cân đối, vuông vắn. Việc đổi đất đã được cán bộ xóm thời kỳ đó trao đổi với chồng bà Bình (hiện đã mất).

xa giai thich khong ro dan nghi ngo xom lan dat xay hoi quan

Bà Trần Thị Hoa - Xóm trưởng xóm Trường Thủy: Xóm đã đề nghị với xã đổi đất hội quán cũ, lấy thêm phần diện tích ở hội quán mới để mở rộng diện tích.

Năm 2000, hội quán xóm Trường Thủy xây xong, đưa vào sử dụng và từ đó đến năm 2014 không có tranh chấp. Song, đến năm 2015, bà Bình làm đơn khiếu nại vì cho rằng với diện tích sử dụng thực tế chỉ còn 442,9 m2 (trong khi theo giấy CNQSDĐ là 517 m2) là do quá trình xây dựng hội quán từ năm 2000, xóm đã lấn chiếm đất gia đình bà.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường, cho hay: Việc đổi đất để xây dựng hội quán từ năm 2000 đến nay là đúng thực tế và đã được sử dụng ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 2000 đến 2014). Về số diện tích “thiếu hụt” so với giấy CNQSDĐ của bà Bình là do nhiều nguyên nhân: Có thể là do quá trình sử dụng có nhiều thay đổi như: Gia đình bà Bình đã thỏa thuận (cho, tặng hoặc bán…) với các hộ liền kề, mở đường…; cũng có thể do sai số đo đạc (trước đây đo tay - thủ công, giờ đo bằng máy…).

xa giai thich khong ro dan nghi ngo xom lan dat xay hoi quan
xa giai thich khong ro dan nghi ngo xom lan dat xay hoi quan

Giấy CNQSD của bà Bình và xác minh của xã Xuân Trường cho thấy thiếu hụt 74,1m2.

Làm việc với chúng tôi, ông Hoàng Tiến Anh - Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nghi Xuân cho biết: Thửa đất mà gia đình bà Bình đang sử dụng đã được UBND huyện cấp giấy CNQSDĐ năm 1998 thuộc thửa đất số 368, tờ bản đồ số 1, bản đồ 299, còn thửa đất để xây dựng hội quán xóm từ năm 2000 là thửa đất số 367, tờ bản đồ số 1, bản đồ 299. Vì vậy, thửa đất mà gia đình bà Bình đang sử dụng không liên quan đến thửa đất đã xây dựng hội quán trước đó. Việc diện tích đất của bà Bình bị “hao hụt” so với giấy CNQSDĐ, theo ông Anh là do… nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là việc cấp giấy CNQSDĐ trước đây hầu hết chưa phù hợp với thực tế.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy, mấu chốt của vấn đề là số diện tích bị “mất đi” so với trong giấy CNQSDĐ của bà Bình đã không được chính quyền, cơ quan chức năng giải thích rõ ràng, thấu đáo mà đang chung chung, khái niệm.

Xin được mượn lời ông Trần Văn Sơn - nguyên xóm trưởng xóm Trường Thủy để kết thúc bài viết: “Việc thiếu hụt đến hơn 70 m2 đất của gia đình bà Bình cần được giải thích một cách rõ ràng; do gia đình đã thỏa thuận (cho, tặng hoặc bán…) với các hộ liền kề, hay do mở đường, hay do sai số đo đạc? Bất luận, vì nguyên nhân nào thì người dân cũng cần được chỉ rõ. Có như thế, mọi việc mới được giải quyết thấu đáo”.

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.