"Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề"

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, sự xuất hiện của những tấm lưới được sản xuất công nghiệp đã khiến nghề đan lưới truyền thống ở Hà Tĩnh gần như bị mai một. Tuy nhiên, không ít người vẫn quyết tâm giữ nghề, trong đó có vợ chồng ông Nguyễn Tiến Miêng và bà Nguyễn Thị Hương ở thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Đôi mắt chăm chú, đôi tay thoăn thoắt, chỉ trong chốc lát, bà Nguyễn Thị Hương đã tạo ra một mảnh lưới chắc chắn, mắt lưới đều như được đúc ra từ một khuôn. “Kỳ công trong từng công đoạn, tỉ mỉ trong từng chi tiết” là những gì mà bà Hương nói về cái nghề đã gắn bó với mình suốt 39 năm nay.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Vợ chồng bà Hương là một trong số ít những hộ gia đình ở Cẩm Nhượng còn giữ nghề đan lưới đánh cá cho đến bây giờ. Phần vì sự xuất hiện của những tấm lưới được sản xuất công nghiệp với mức giá cạnh tranh, phần vì tính chất đặc thù đòi hỏi sự tỉ mẩn cao mà nghề đan lưới truyền thống đã gần như bị mai một.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Bà Hương cho hay, thời gian để làm ra một tấm lưới hoàn chỉnh thường mất từ 2-3 giờ đồng hồ. Vợ chồng bà thường đan hai loại là lưới đánh mực và lưới đánh ghẹ, tuy nhiên, hiện nay chủ yếu tập trung làm lưới đánh mực vì nhu cầu sử dụng cao.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Một tấm lưới trước khi đến tay ngư dân sẽ trải qua bốn bước gồm: Bắt lưới, vào lưới, đóng chì và đóng phao. Công đoạn đầu tiên – bắt lưới cần có hai người phối hợp kéo từng chùm lưới ra sao cho đều tay để không bị rối.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Bước thứ 2 là vào lưới. Học nghề đan lưới từ bà ngoại năm 14 tuổi, đến nay đã ngoài ngũ tuần, bà Hương nói đùa giờ đây “nhắm mắt cũng vào lưới đều, đẹp, không sai một mắt nào”. Cũng nhờ kinh nghiệm được tích lũy hàng chục năm, sản phẩm lưới của vợ chồng bà Hương được ngư dân trong và ngoài địa phương ưa chuộng.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Bước tiếp theo là dập chì – đây cũng là công đoạn khó nhất trong quá trình làm lưới bởi đòi hỏi người thợ phải tập trung căn đúng khoảng cách giữa các viên chì sao cho không bị lệch.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Công đoạn cuối cùng là đóng phao. Phao sau khi được cắt từng khúc nhỏ sẽ được cố định vào lưới.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Nghề đan lưới được gia đình bà Hương duy trì quanh năm, nhưng cao điểm nhất là từ tháng 10 đến tháng 12. Trong khoảng thời gian này, vợ chồng bà phải dậy từ sớm và thức đến khuya để kịp các đơn hàng. Tuy nhiên, những tháng còn lại, nhu cầu ít hơn, trung bình mỗi ngày vợ chồng bà chỉ đan khoảng 2 tấm lưới. Sau khi trừ chi phí, tiền lãi mỗi tấm dao động từ 50 đến 100 nghìn đồng.

“Cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề”

Tuy nghề đan lưới không mang lại thu nhập cao, nhưng có ưu điểm là tận dụng được thời gian rảnh rỗi. “Vợ chồng tôi có 4 đứa con, 3 đứa lớn không ai tiếp bước bố mẹ làm nghề truyền thống, đứa út còn đang đi học. Chồng tôi vẫn thường hay bảo: ‘Thôi thì cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề, để không phụ công việc đã nuôi sống cả gia đình mình suốt gần cả cuộc đời’”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast