Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Sau tiếng trống khai hội, hàng trăm người dân mang theo dụng cụ xuống đầm Vực Rào (xã Xuân Viên, Nghi Xuân) để tham gia lễ hội đánh cá lớn nhất Hà Tĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị các sở, ngành sớm tham mưu phương án nạo vét bến neo đậu Kỳ Phương (TX Kỳ Anh); huyện Cẩm Xuyên chuẩn bị tốt các điều kiện để khai trương mùa du lịch năm 2023.
Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa phát hiện, bắt quả tang 3 đối tượng đang có hành vi sử dụng kích điện để đánh bắt cá trái phép trong lòng hồ Ngàn Trươi.
HTX Nga Hải (ở thôn Hương Mỹ, xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa tổ chức ngày hội nơm cá thu hút gần 200 người dân đến từ các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và người dân các xã trên địa bàn huyện. Do đây là ao cá nuôi nên người dân phải mua vé để tham gia đánh bắt.
Những ngày này, vùng biển gần bờ Hà Tĩnh xuất hiện các luồng cá cơm lớn. Hàng chục tàu thuyền làng biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phấn khởi đánh bắt, thu tiền triệu sau mỗi chuyến ra khơi.
Dù đã lên bờ nhiều năm trước, nhưng nhiều hộ vạn chài ở thôn 4, xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể “lạc nghiệp” bởi thiếu kế sinh nhai mới, nên vẫn phải bám vào dòng Ngàn Phố đang khan kiệt dần cá tôm...
Từ đầu vụ cá nam, nguồn lợi hải sản xuất hiện khá sớm, sản lượng tương đối khá và được thu mua với giá cao, tạo động lực cho ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, bám biển.
Nghề vó đèn tuy vất vả nhưng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân. Những người đánh cá còn chung tay với lực lượng chức năng bảo vệ rừng và ngăn chặn các hoạt động săn bắt trái phép trong Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Những chuyến biển của ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) từ đầu năm đến nay đã mang về hơn 120 tấn thủy hải sản các loại, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái cả về sản lượng lẫn giá trị đánh bắt…
Hôm nay là một ngày may mắn của ngư dân Võ Hồng Thức (53 tuổi, ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) cùng bạn thuyền là ông Lê Doãn Đức (55 tuổi) ở cùng thôn. Cả 2 đều là những ngư dân yêu lao động, yêu biển, sống dựa vào biển.
Những ngày này, bà con làm nghề phơi cá khô ở làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tranh thủ “chớp” nắng thu hanh vàng, tất bật phơi những mẻ cá thờn bơn tươi ngon.
Trong khi nhiều ngành nghề gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì kinh tế thủy sản của Hà Tĩnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, nhất là hoạt động khai thác biển.
Từ 3 giờ sáng, chợ cá đã náo nhiệt cả một vùng nơi làng biển Cửa Sót, Thạch Kim, Lộc Hà (Hà Tĩnh). Tiếng ì oạp của sóng vỗ mạn thuyền, tiếng tiểu thương giòn giã trả giá cho mẻ cá tươi xanh vừa cập bến, tiếng bước chân hối hả gánh hàng lên xe… Cứ thế, không khí đặc biệt ấy chỉ có thể trải nghiệm được khi có mặt nơi đây vào mỗi bình minh…
Những ngày này, khi mặt trời ló rạng cũng là lúc khu vực cảng Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh) trở lên náo nhiệt với hoạt động bán, buôn. Sau khi thuyền cập bến, hải sản được các tiểu thương mang đi khắp các chợ lớn, nhỏ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng …
Nghề đánh lưới gần bờ trong mùa biển động đang giúp ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) có khoản thu nhập cao, trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ngày nhờ chi phí đầu tư thấp, thời gian đánh bắt ngắn.
Những ngày qua, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh có mưa to đến rất to khiến nhiều ao hồ, sông suối và đồng ruộng ngập trong biển nước. Tuy vậy, nhiều người dân bất chấp mưa gió xem đây là cơ hội để ra đồng đánh bắt cá.
Trong mấy ngày gần đây, ngư dân các xã miền biển của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) “trúng” đậm cá bạc má. Niềm vui nhân lên khi tàu thuyền cập bờ đã có thương lái thu mua với giá khá cao.
Biên chế được giao là 10 nhưng chỉ bố trí được 6, gần 10 năm như vậy, Ban Quản lý (BQL) Các cảng cá Hà Tĩnh phải sống chung với cảnh "vá víu" trong phân công nhân sự.
Hiện nay, sự xuất hiện của những tấm lưới được sản xuất công nghiệp đã khiến nghề đan lưới truyền thống ở Hà Tĩnh gần như bị mai một. Tuy nhiên, không ít người vẫn quyết tâm giữ nghề, trong đó có vợ chồng ông Nguyễn Tiến Miêng và bà Nguyễn Thị Hương ở thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên.
Mẹ tôi than vãn: “Mày con nhà đói mà thói nhà no”. Chắc chỉ tại cái tật tôi không mấy ham ăn cơm với cá đồng. Vừa tanh tưởi, vừa lắm xương hóc. Với đám cá bé tí như lòng đong, mương mái, cấn, rô thia, tôi chả thèm đụng đũa.
Theo thông lệ hằng năm, cứ vào mồng 8/4 âm lịch, tại miếu thờ Đức Ngư Ông, hàng trăm ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại tưng bừng với lễ hội cầu ngư - chèo cạn.
Những ngày này, bà con làm nghề phơi cá khô tại làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tranh thủ “chớp” nắng hanh vàng mùa thu, tất bật phơi những mẻ cá tươi ngon để bán cho thương lái, tăng thêm thu nhập cho gia đình.