Bám biển xuyên đêm...

(Baohatinh.vn) - Sau những chuyến ra khơi từ chập tối đến rạng sáng hôm sau, những ngư dân ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mang về khoản thu nhập tiền triệu.

Bám biển xuyên đêm...

18 giờ, lúc mặt trời sắp gác núi là những đoàn thuyền đánh cá của ngư dân Thịnh Lộc hối hả hướng ra biển lớn.

Sau những bát cơm chiều vội vã, ngư dân Võ Hồng Thịnh ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc đã vội vã hòa mình vào quang cảnh nhộn nhịp ở âu thuyền để chuẩn bị cho một chuyến sản xuất mới.

Hôm nay, trời yên biển lặng, con nước thuận lợi nên hầu hết tàu cá của xã đều ra khơi. Trên mỗi thuyền, ai nấy đều thoăn thoắt chuẩn bị từ lưới, cần câu, bóng đèn, dầu máy đến nước uống, thuốc thang... và những bữa ăn khuya để kịp ra biển như kế hoạch.

Cùng hành trình với anh Thịnh và đội tàu đánh cá 120 chiếc của ngư dân Thịnh Lộc còn có các tàu của ngư dân thị trấn Lộc Hà, xã Thạch Kim (Lộc Hà), xã Cương Gián (Nghi Xuân)… vén màn đêm, xuyên ra vùng biển cách bờ từ 3-5 hải lý buông neo.

Khi những con thuyền nhỏ bé hòa mình giữa biển cả bao la, không gian được bao bọc bởi màn đêm đen kịt, xung quanh không còn tiếng máy nổ, chỉ nghe sóng vỗ mạn thuyền và trên mặt biển nổi lên những ánh đèn lung linh sáng trưng đầy mặt biển... là lúc nhịp điệu sản xuất bắt đầu.

Bám biển xuyên đêm...

Biển Thịnh Lộc về đêm...

Vừa buông neo ở khu vực cách bờ khoảng 5 hải lý, anh Võ Hồng Thịnh giới thiệu: “Những ngọn đèn xa xa, ánh sáng vừa phải, gần bờ nhất là những thuyền đánh lưới cá trích, cá mu. Những thuyền đèn sáng trưng, đậu cố định một chỗ, cách bờ 4-5 hải lý là thuyền câu mực. Những thuyền có đèn sáng nhất, bên cạnh để một tấm lưới hình lồng bàn, rộng khoảng 5m2 là thuyền trụp mực. Còn những ánh sáng dày đặc, màu đỏ, nhấp nháy đứt quãng là phao tín hiệu khu vực thả lưới của mỗi thuyền…

Riêng thuyền chúng ta phải đi xa hơn thường ngày và xa hơn các bạn thuyền khác vì theo kinh nghiệm của tôi đêm nay 12 giờ thủy triều sẽ xuống rồi lên luôn, cùng lúc đó trăng sẽ lặn nên đánh xa bờ sẽ hiệu quả hơn, được những loài giá trị hơn, chất lượng ngon hơn…” .

Bám biển xuyên đêm...

Trong màn đêm dày đặc, những ngư dân yêu lao động đang cần mẫn giăng câu.

Cũng theo lời giới thiệu của anh Thịnh, mùa này vùng lộng của biển Lộc Hà có nhiều tôm, cá và các loài nhuyễn thể vào. Tùy theo đặc tính của từng loại nên từ đầu hôm đến nửa đêm ngư dân sẽ tập trung câu mực. Nếu 2 người đi chung thuyền, ánh sáng không bị trảng (mật độ thuyền câu thưa) thì trong 4-5 tiếng đồng hồ sẽ câu được 2-3 kg mực các loại.

Khoảng thời gian 1 tiếng lúc nửa đêm là thời điểm thay đổi con nước là lúc nghỉ ngơi lấy sức. Từ lúc 1-3 giờ sáng sẽ buông lưới cá hoặc lưới ghẹ, thu xong lưới khoảng gần 5 giờ, về đến đất liền là trời sáng…

Bám biển xuyên đêm...

Ngư dân Võ Hồng Thịnh cũng bắt tay vào công việc câu mực.

Dù một mình tự xoay xở, mực đóng đèn khá thưa, nhưng do câu mực là sở trường nên sau hơn 4 tiếng kiên trì câu, nhử bằng kim tuyến để mực nổi lên rồi xúc, anh Thịnh vẫn kịp “lận vốn” cho mình 1,7 kg.

Sau khi tự thưởng cho mình 1 bát mỳ tôm và 3 con mực tươi ngon nhất, anh lại di chuyển thuyền đến vị trí khác để bắt đầu buông lưới đánh ghẹ.

Bám biển xuyên đêm...

Gần 1 giờ sáng, anh Thịnh bắt đầu buông lưới để đón đánh những con ghẹ di chuyển theo dòng nước triều cường mới lên.

Trên đoạn hành trình di chuyển khoảng 1 km, anh Thịnh có cập thuyền ông Dương Văn Nuôi ở cùng thôn hỏi thăm tình hình. Ông Nuôi phấn khởi khoe: “Hai anh em tôi được hơn vài cân mực và mấy con cá nhoái cở lớn rồi chú à. Hôm nay không mang theo lưới nên đang chờ con nước ổn định câu thêm mấy tiếng nữa là về để kịp bán cho tươi.

Hi vọng đêm nay sẽ thu hoạch được khoảng 1,5-2 triệu (1 kg mực trị giá 450 ngàn đồng), về nghỉ ngơi xong mà thấy khỏe ban ngày sẽ đi thêm chuyến lưới đánh cá nữa để có thêm dăm trăm ngàn đồng”.

Bám biển xuyên đêm...

Sau hơn 3 tiếng buông lưới, sản phẩm thu được của anh Thịnh là gần 9 kg ghẹ các loại.

Một mình vừa buông xong 16 tấm lưới dài khoảng 3 km, anh Thịnh lại tiếp tục quay lại câu mực để chờ đến thời gian thu lưới. Sau 90 phút thu lưới đầy vất vả và mệt nhọc, anh Thịnh thu được khoảng 1,5 kg ghẹ xanh chất lượng ngon (giá bán 350-400 ngàn đồng/kg), 7 kg ghẹ 3 mắt (giá bán 70-80 ngàn đồng/kg), hơn 1 kg cá bơn cỡ lớn (bán giá 180 ngàn đồng/kg).

Bám biển xuyên đêm...

Hừng đông hé mở, những tấm lưới cuối cùng cũng được các ngư dân đánh bắt lân cận tất bật kéo lên.

Quay mũi thuyền, trên đường trở về đất liền anh Võ Hồng Thịnh phấn khởi cho hay: Chuyến đi biển thu được khoảng hơn 1,6 triệu đồng. Anh cũng không quên gọi điện thăm các bạn nghề khác và được biết đêm nay họ đều có một chuyến sản xuất thắng lợi, thu về tiền triệu.

Bám biển xuyên đêm...

Sau một đêm thức cùng biển cả, ngư dân Thịnh Lộc đã mang theo nhiều quà tặng của biển khơi với giá trị tiền triệu.

Trời gần sáng, những con thuyền lại nối đuôi nhau vào bờ biển Thịnh Lộc mang theo niềm vui thắng lợi của những ngư dân, sau nhiều giờ làm việc mệt nhọc trên biển. Họ trở về để nghỉ ngơi và sẵn sàng hành trình cho những chuyến đi biển tiếp theo…

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.