Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong khi nhiều ngành nghề gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì kinh tế thủy sản của Hà Tĩnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, nhất là hoạt động khai thác biển.

4h30" sáng mỗi ngày, cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại tấp nập tàu thuyền cập bến với nhiều loại cá, tôm, mực.

Trên bờ, các tiểu thương đã chờ sẵn từ trước để có thể thu mua được những loại hải sản tươi ngon. Tiếng nói cười, tiếng trao đổi qua lại làm xôn xao cả một vùng.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Hình ảnh nhộn nhịp mua bán hải sản ở cảng cá Cửa Sót.

Trở về đất liền sau 6 ngày đánh bắt ở vùng khơi, chiếc tàu 110CV của ngư dân Nguyễn Văn Hải (thôn Giang Hà, xã Thạch Kim) mang theo 5 tạ cá thu và cá bè. Mất chừng 20 phút, thương lái đã thu mua toàn bộ số cá mà tàu của ngư dân này đánh bắt được.

Với 5 tạ cá bán được 30 triệu đồng, trừ các chi phí (dầu máy, đá lạnh, thực phẩm...), anh Hải “đút túi” 24 triệu đồng.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Ngư dân Nguyễn Văn Hải vui vẻ với chuyến đánh bắt thu 5 tạ cá thu và cá bè.

“Thời gian này biển lặng, việc đánh bắt khá thuận lợi và các loại hải sản cũng dễ bán nên chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục vươn khơi bám biển” - ngư dân Nguyễn Văn Hải chia sẻ.

Cũng cập cảng cá Cửa Sót để nhập gần 1 tấn mực đánh bắt được, ngư dân Nguyễn Văn Quảng (SN 1983, quê Quảng Nam) cho biết, sau mỗi chuyến ra khơi, tàu của anh và các ngư dân khác thường chọn các cảng cá ở Hà Tĩnh để cập bến bán hàng vì thường được giá, giao dịch nhanh.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Thời gian này đang là mùa đánh bắt cá thu, mực các loại, tôm, ghẹ...

Không chỉ ở cảng cá Cửa Sót mà tại cảng Xuân Hội (Nghi Xuân) hay chợ Cồn Gò (Cẩm Xuyên) cũng tấp nập tàu thuyền ra vào mỗi ngày, nhất là vào thời điểm sáng sớm.

Chủ thuyền Trần Hữu Lương (thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) phấn khởi cho biết: chuyến đi lần này đánh bắt được 7 tạ mực loại lớn, bán với giá trung bình 250.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng. Các chuyến trước đó cũng có thu hoạch tương tự.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Ngư dân vận chuyển cá vào bờ tiêu thụ.

Sau khi bán hết số lượng thủy hải sản đánh bắt được, ngư dân lại tất bật chùi rửa các ngư cụ, mua thêm nhiên liệu và tranh thủ nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp tục ra khơi.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Sau khi bán hết hàng, ngư dân Hà Tĩnh lại tiếp thêm nhiên liệu để sẵn sàng cho chuyến ra khơi mới.

Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn thông tin: Ngay trong thời điểm ảnh hưởng dịch Covid-19, ngư dân vẫn duy trì ổn định hoạt động đánh bắt, mang về sản lượng hải sản khá cao trong mùa dịch.

Thêm vào đó là giá xăng dầu giảm đã tiếp thêm động lực cho bà con ngư dân vươn khơi, bám biển. Trong 6 tháng qua, có 6.754 lượt tàu cập cảng với sản lượng thủy sản 2.673 tấn.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Tàu cá neo đậu ở cảng cá Cửa Sót sau những chuyến vươn khơi.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng, tổng sản lượng sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm nay đạt 24.269 tấn, giá trị 1.090 tỷ đồng, tăng 8,17% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, khai thác thủy sản đạt 18.428 tấn, giá trị 820 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019; nuôi trồng đạt 5.841 tấn, giá trị 270 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Hoạt động sản xuất thủy hải sản đã có sự phục hồi tốt sau dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm vẫn duy trì mức tăng trưởng khá và ổn định, nhất là hoạt động khai thác biển.

Lý do là sản phẩm thủy sản Hà Tĩnh chủ yếu là được tiêu thụ nội địa nên ít bị ảnh hưởng bởi việc cấm biên của Trung Quốc và việc du lịch trong nước phục hồi nên sản phẩm được tiêu thụ tốt.

Hoạt động sản xuất trên biển ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sản lượng thủy sản đạt khá xuất phát từ việc người dân đầu tư nuôi thâm canh, công nghệ khai thác.

Khai thác biển - điểm sáng trong bức tranh kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Ngư dân Hà Tĩnh vững tin vươn khơi bám biển.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho hay, với nỗ lực của các ban, ngành cùng sự vượt khó của ngư dân, sản lượng sản xuất thủy sản 6 tháng cuối năm sẽ đạt 25.731 tấn (khai thác đạt 16.572 tấn, nuôi trồng đạt 9.159 tấn).

Đây sẽ là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh sau đại dịch Covid-19.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.