Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

(Baohatinh.vn) - Từ đầu vụ cá nam, nguồn lợi hải sản xuất hiện khá sớm, sản lượng tương đối khá và được thu mua với giá cao, tạo động lực cho ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, bám biển.

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Không khí mua bán tấp nập tại cảng cá Cửa Sót nhờ nhu cầu thị trường tăng cao.

Những ngày này, cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) ghi nhận lượng lớn tàu thuyền liên tục cập bến, chủ yếu là thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ.

Theo đánh giá của ngư dân, hải sản đầu vụ cá nam khai thác được chưa nhiều nhưng nhờ thị trường ổn định, giá bán tương đối cao nên các chuyến biển vẫn có lãi, ngư dân thêm động lực vươn khơi, khởi động vụ cá quan trọng nhất trong năm.

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Ngư dân cập cảng cá Cửa Sót thau rửa thuyền bè, kiểm tra lại ngư lưới cụ để chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới.

Vừa cập cảng cá Cửa Sót sau chuyến biển ngắn ngày, ngư dân Trần Văn Hưng (xã Thạch Kim) cho biết: “Thuyền chúng tôi đi từ chiều hôm trước đến sáng sớm hôm sau cập bến, thu về hơn 7 kg ghẹ, 4 kg mực, khoảng 7 kg cá các loại như: cá nục, cá quận, cá bạc má... Với giá bán: ghẹ hơn 150 - 170 nghìn đồng/kg loại vừa, mực 170 - 200 nghìn đồng/kg, cá trung bình từ 50 - 60 nghìn đồng/kg, thuyền tôi thu về gần 3 triệu đồng. Chúng tôi hy vọng khoảng 10 - 12 ngày nữa hoạt động đánh bắt vào chính vụ thì sản lượng sẽ tăng cao hơn”.

Ngư dân tại vùng bãi ngang thuộc các địa phương như: xã Thịnh Lộc (Lộc Hà); Thạch Hải, Thạch Trị (Thạch Hà)… cũng đã tích cực giong thuyền ra khơi, đánh bắt được một số loại hải sản tiêu biểu của vụ cá nam như: cá nục, cá bạc má, cá trích, mực…

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Mực đầu mùa dù sản lượng chưa nhiều nhưng được bán với giá khá cao, từ 170 - 200.000 đồng/kg đối với loại vừa.

Ngư dân Nguyễn Văn Huân (xã Thạch Trị) cho biết: “Sau thời gian nằm bãi vì biển động, bây giờ chúng tôi đã khởi động lại, mỗi chuyến biển có thể thu về từ 1,5 - 2 triệu đồng, hàng lên đến bờ là có thương lái mua ngay.

Mùa này chủ yếu thuyền của anh em sẽ ra khơi câu mực vì không phải đầu tư nhiều, mỗi thuyền chỉ cần 2 lao động, 4 - 5 chiếc cần câu và lưỡi chùm là có thể đánh bắt. Đợt này du lịch biển cũng khả quan hơn nhiều nên chắc chắn những hải sản tươi ngon sẽ bán được giá cho các nhà hàng ven biển phục vụ du khách".

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Mỗi chuyến biển đi từ đêm đến sáng sớm, ngư dân Cẩm Nhượng đánh bắt được khoảng 100 - 250 kg cá nục và một số loại hải sản khác.

Theo nhiều tàu cá Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), tuy mới vào đầu vụ cá nam nhưng mỗi chuyến biển đi từ đêm đến sáng sớm, ngư dân đánh bắt được khoảng 100 - 250 kg cá nục và một số loại hải sản khác. Hiện tại, cá nục được thương lái thu mua tại bến với giá 50.000 đồng/kg, cao hơn từ 10 - 15 nghìn đồng/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Ngư dân Cẩm Nhượng còn đánh bắt được các loại cá có giá trị như: cá thu, mực ống, cá vàng dương...

Ông Nguyễn Đình Nam (thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi: “Ít ngày gần đây, ngư dân xã nhà liên tục đánh được cá nục, riêng thuyền tôi mỗi chuyến thu được khoảng 5 triệu đồng. Thậm chí, ngư dân Lê Xuân Tiến (thôn Xuân Bắc) còn trúng đậm mẻ cá vàng dương 2 tấn, thu về trên 600 triệu đồng. Thời điểm này, các loại hải sản bán được giá nên bà con rất vui mừng. Khởi động đầu vụ cá nam như vậy càng giúp ngư dân có thêm khí thế để lao động, sản xuất”.

Cũng theo ông Nam, trước đó, hải sản có sụt giảm do tàu giã cào càn quét, nhưng những ngày gần đây, ngư trường xuất hiện nhiều luồng cá nục mật độ tương đối dày.

Hải sản được giá, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vào vụ cá nam

Ngư dân xã Cẩm Nhượng vừa trúng luồng cá vàng dương thu về hơn 600 triệu đồng.

Bà con ngư dân ở đây cho biết, bên cạnh việc xuất hiện nhiều luồng cá nục mật độ tương đối dày, ngư dân còn đánh bắt được các loại hải sản có giá trị khác như: cá thu, mực ống, cá vàng dương…

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Toàn xã hiện có 252 tàu thuyền các loại, trong đó hơn 130 chiếc hoạt động đánh bắt cách bờ biển từ 10 - 15 hải lý. Từ đầu tháng 4 đến nay, toàn xã đánh bắt được gần 40 tấn thủy, hải sản các loại; giá hải sản tăng 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: mực ống tươi loại lớn 300 - 320 nghìn đồng/kg, cá thu 180 - 200 nghìn đồng/kg, cá nục 50.000 đồng/kg…”.

Ông Nguyễn Viết Hùng - phụ trách Phòng Khai thác thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, năm nay, các nguồn lợi thủy, hải sản của vụ cá nam tại tỉnh ta xuất hiện khá sớm với sản lượng tương đối. Những tín hiệu này tạo động lực để bà con sắm sửa thêm ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Ngư dân đợt này chủ yếu đánh bắt được cá nục, mực, ghẹ, cá ngứa, cá trích, cá bạc má… với giá bán ổn định, nhất là ở vùng Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Thạch Trị, Thạch Hải (Thạch Hà)… Chi cục Thủy sản tỉnh tiếp tục khảo sát, thăm dò và đánh giá ngư trường các vùng biển, nắm bắt tình hình, kịp thời thông tin cho ngư dân để khai thác hợp lý, hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.