Vợ chồng nông dân Hà Tĩnh xe cát, cõng gạch tự tay xây nhà 2 tầng

(Baohatinh.vn) - Thay vì thuê khoán thợ xây, vợ chồng ông Nguyễn Hải Đường (SN 1960, thôn 11, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) tự cõng gạch, trộn vữa xây căn nhà 2 tầng khang trang, tiết kiệm được hơn 400 triệu đồng.

Chuyện khó tin

Thời điểm chúng tôi tới, ngôi nhà 2 tầng với 6 phòng ngủ, diện tích 180 m2 của vợ chồng ông Đường - bà Nhuệ đã cơ bản hoàn thiện. Chỉ còn vài công đoạn cuối như dắm vá, sơn tít... là căn nhà sẽ hoàn thành.

Vợ chồng nông dân Hà Tĩnh xe cát, cõng gạch tự tay xây nhà 2 tầng

Ngôi nhà 2 tầng mà vợ chồng ông Nguyễn Hải Đường tự xây dựng trong 8 tháng qua.

Đang đứng trên giàn giáo, tay thước, tay bàn xoa, tất bật với việc hoàn thiện khu nhà tắm và công trình phụ, lấy tay gạt vội những giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Hải Đường chia sẻ: “Tới hôm nay, khi ngôi nhà đã gần hoàn thành, 2 vợ chồng tôi mới thấy an tâm phần nào”.

Nói về việc xây nhà, ông Đường chia sẻ rằng, nhiều năm trước, ông thường đi làm xa, các con cũng lập nghiệp ở miền Nam. Mỗi khi mùa mưa lũ tới, căn nhà cũ thường xuyên bị ngập nước, một mình bà Nhuệ ở nhà không làm gì được nên các nông sản như lúa, lạc bị ướt hết.

“Dịp tết âm lịch 2017, khi gia đình các con về quê ăn tết, căn nhà cũ trở nên chật chội. Khi ấy người con trai đầu có nói với tôi về việc nên xây ngôi nhà mới kiên cố hơn và cũng tránh mưa lũ. Tôi thấy con nói cũng đúng nên quyết định ra năm sẽ làm” – ông Nguyễn Hải Đường tâm sự.

Vợ chồng nông dân Hà Tĩnh xe cát, cõng gạch tự tay xây nhà 2 tầng

Ông Nguyễn Hải Đường đang hoàn thành công đoạn cuối.

Nghĩ là làm, ra tết, vợ chồng ông Đường, bà Nhuệ bắt đầu việc làm nhà. Cũng từ đây, ông Đường có suy nghĩ sẽ không thuê thợ xây thi công, mà 2 vợ chồng sẽ tự tay làm, từ việc thiết kế, xây cho đến lợp mái…

Theo tính toán của ông Đường, chi phí thi công căn nhà 180m2 nếu thuê thợ ngoài sẽ mất gần 1 tỷ đồng, việc tự xây dựng sẽ tiết kiệm khoảng 300 triệu tiền công, cộng với việc tận dụng được tất cả các loại vật liệu xây dựng đỡ được khoảng 100 triệu đồng nữa.

“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”

Lúc mới nghe chồng nói việc sẽ tự làm nhà, bà Trần Thị Nhuệ nghĩ đó chỉ là lời nói đùa, nhưng khi thấy ông Đường quyết tâm làm thật, bà Nhuệ cũng thuận theo ý ông. Theo lời bà Trần Thị Nhuệ, chỉ lúc bỏ móng nhà và đổ bê tông tầng 1 là có nhờ người làm, còn mọi việc chỉ có 2 vợ chồng. Để làm được căn nhà 2 tầng mà không thuê thợ thực sự rất vất vả.

“Khi bỏ móng nhà xong, cứ 3 giờ sáng, bất kể mùa đông hay hè, vợ chồng tôi lại bắt đầu công việc, ban đầu là dùng xe bò ra biển lấy cát về đổ nền. Khi muốn vận chuyển vật liệu như gạch, đá, xi măng lên cao, nếu như người ta thì có máy ròng rọc, còn vợ chồng tôi tự làm bằng tay, người trên, người dưới rồi kéo lên”, bà Trần Thị Nhuệ kể.

Ông Nguyễn Hải Đường cho hay, từ lúc bắt tay vào làm nhà, ông là thợ chính, vợ là thợ phụ. Với người nông dân, còn có việc đồng áng, nhiều khi rất mệt mỏi nhưng 2 vợ chồng ông gần như chưa nghỉ ngơi ngày nào.

Vợ chồng nông dân Hà Tĩnh xe cát, cõng gạch tự tay xây nhà 2 tầng

Bà Trần Thị Nhuệ trộn vữa phụ giúp chồng làm nhà.

“Khó khăn nhất có lẽ là giai đoạn bắt đầu làm nhà, chúng tôi chỉ biết tự động viên nhau. Tới khi đổ được 16 cột trụ, thì chúng tôi có niềm tin là sẽ tự làm được căn nhà này”, ông Đường nói và tâm sự rằng, tới giờ vẫn không thể tưởng tượng được vì sao 2 vợ chồng có thể tự làm được ngôi nhà 2 tầng.

Cuối năm 2018, công sức của 2 vợ chồng ông Đường đã được đền đáp khi căn nhà với 6 phòng ngủ dần hoàn thiện và tiếp tục được trau chuốt cho đến nay. “Đây không chỉ là căn nhà che mưa che nắng cho gia đình mà còn là một kỷ niệm mà sau này khi nhìn vào, con cháu sẽ thấy được, dù việc có khó tới đâu, nhưng nếu có quyết tâm, ý chí thì sẽ làm được, như lời Bác Hồ đã nói “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, ông Đường cho hay.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.