Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Chánh Văn phòng NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến ghi nhận các chủ HTX ở Hà Tĩnh trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động và chủ động tham gia chương trình OCOP.

Chiều 6/9, đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM Trung ương do Chánh Văn phòng NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến dẫn đầu có chuyến khảo sát, tham quan một số mô hình NTM, OCOP tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Cùng đi có đại diện Văn phòng NTM một số tỉnh, thành trong cả nước.

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh
Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

Đoàn tham quan dây chuyền chế biến sản phẩm của HTX Chế biến bánh đa, bánh mướt Bà Hà

Đoàn đã đến tham quan mô hình chế biến sản phẩm của HTX Chế biến bánh đa, bánh mướt Bà Hà, thôn Thuận Châu, khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Hiệu Châu, xã Kỳ Châu (Kỳ Anh) và HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương (Kỳ Xuân).

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

Các sản phẩm của HTX Chế biến bánh đa, bánh mướt Bà Hà

Các sản phẩm bánh đa chợ Cầu của HTX Chế biến bánh đa, bánh mướt Bà Hà là thương hiệu nổi tiếng từ lâu ở Kỳ Anh với quy mô sản xuất 5.000 bánh/ngày. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Sản phẩm bánh đa chợ Cầu là 1 trong những sản phẩm tham gia chương trình OCOP 2020.

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

Câu lạc bộ múa sắc bùa thôn Hiệu Châu giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống

Đoàn cũng đã đến khu dân cư NTM Hiệu Châu, xã Kỳ Châu. Hiện nay, thôn Hiệu Châu có 187 hộ, 615 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người trên 39 triệu đồng/năm. Đặc biệt, thôn Hiệu Châu có đời sống văn hóa tinh thần rất cao với CLB múa sắc bùa hoạt động thường xuyên và giành nhiều giải cao trong các cuộc thi văn hóa cấp huyện, tỉnh. Thôn có thiết chế văn hóa đảm bảo nhu cầu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho người dân.

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

Câu lạc bộ dân vũ thôn Hiệu Châu

Tiếp đó, đoàn đến tham quan HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương, xã Kỳ Xuân. Nước mắm Phú Khương là sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2019, đang tiếp tục nâng cấp để tham gia, đánh giá phân hạng đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

Sản phẩm nước mắm Phú Khương được áp dụng công nghệ chế biến bằng năng lượng mặt trời theo dây chuyền khép kín, không phải phơi trực tiếp, không bay hơi nên chất lượng ngon, đỡ tiêu hao và đỡ công sức náo đảo theo cách truyền thống.

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu gắn với sản phẩm OCOP ở Kỳ Anh

Đoàn tham quan dây chuyền đóng chai tại HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương

Doanh thu năm 2020 của HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương dự ước đạt 15 tỷ đồng, lợi nhuận 2 tỷ đồng. HTX đảm bảo việc làm thường xuyên cho 40 lao động với mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Qua tham quan các mô hình, Chánh Văn phòng NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các thôn Hiệu Châu, Thuận Châu trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân.

Chánh Văn phòng NTM Trung ương cũng ghi nhận các chủ HTX trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động và chủ động tham gia chương trình OCOP. Việc đưa các sản phẩm tham gia và đạt chuẩn OCOP sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng tầm thương hiệu, chất lượng cho từng đặc sản của vùng miền.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.