Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

(Baohatinh.vn) - Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tại buổi làm việc với Sở TN&MT Hà Tĩnh về tiêu chí môi trường trong xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, diễn ra chiều nay (2/3).

Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh đã có 201 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM (chiếm 88% tổng số xã; nếu tính sáp nhập xã, đến nay có 154/182 xã đạt chuẩn, chiếm 84%); có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (huyện Nghi Xuân, Can Lộc đạt chuẩn NTM; TP Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM).

Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Phan Lam Sơn báo cáo nội dung về tiêu chí môi trường trong Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM tại buổi làm việc.

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra.

Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Hồ Huy Thành: Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn nhìn chung còn thấp, công nghệ xử lý rác thải hiện nay khá lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ cấp.

Góp ý về dự thảo Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM, các đại biểu cho rằng, về tỷ lệ tổng lượng chất thải rắn được xử lý phải đạt tiêu chí “tối thiểu 90% chất thải rắn phát sinh được thu gom, xử lý và tái sử dụng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường”; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, có công trình thu gom, xử lý chất thải.

Tiêu chí tỷ lệ nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được thu gom, xử lý “tối thiểu 40% nước thải sinh hoạt hộ gia đình được thu gom, có biện pháp xử lý”; tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT là 80%, trong đó nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT từ công trình cấp nước tập trung là 40%.

Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh: Trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương đã chú trọng cải thiện các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, tiêu chí môi trường vẫn là khó khăn với các địa phương cấp huyện muốn đạt chuẩn NTM.

Ngoài ra, có một số dự án cần ưu tiên đề xuất với Trung ương trong Đề án tỉnh đạt chuẩn NTM là đầu tư dự án thí điểm xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các cụm dân cư tập trung tại các 13 địa phương với tổng kinh phí khoảng 130 tỷ đồng (10 tỷ/địa phương); dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho các làng nghề, cụm công nghiệp và dự án xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại 16 điểm ô nhiễm cao với tổng kinh phí khoảng 112,6 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí về môi trường tỉnh đạt chuẩn NTM của ngành TN&MT.

Xây dựng tiêu chí môi trường tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới phải có tầm nhìn

Khẳng định việc xây dựng bộ tiêu chí môi trường rất quan trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT phải sớm hoàn thành sơ bộ dự thảo Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM trong lĩnh vực tài nguyên môi trường để tham mưu cho tỉnh xem xét, trong đó cần tập trung vào các vấn đề về: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thu gom, xử lý 100% chất thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm); xử lý nước thải sinh hoạt.

“Việc xây dựng bộ tiêu chí phải có tầm nhìn cho tương lai, bám sát tình hình thực tiễn ở cơ sở, đồng thời tính toán các phương án tài chính phù hợp nhất trong quá trình triển khai” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.