Xe tăng không tháp pháo kỳ lạ của Thụy Điển

Stridsvagn 103 của Thụy Điển là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới không có tháp pháo và kíp lái phải quay toàn bộ xe để điều chỉnh hướng bắn.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Stridsvagn 103 (S-tank) là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực do Thụy Điển chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1960. Xe tăng có thiết kế kỳ lạ khi không có tháp pháo, giải pháp được cho là "đi ngược thời đại". Ảnh: Wikipedia.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Các nhà thiết kế giải thích rằng việc không sử dụng tháp pháo giúp xe có chiều cao thấp, dễ dàng ngụy trang để ẩn nấp. Đặc biệt, pháo chính gắn cố định vào khung xe cho phép bắn với độ chính xác rất cao. Ảnh: Wikipedia.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Ý tưởng của chương trình S-tank là sản xuất một vũ khí tấn công luồn sâu, dễ ẩn nấp. Ảnh: War History Online.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Các nhà chiến lược quân sự Thụy Điển tiến hành nghiên cứu tỷ lệ tổn thất của xe tăng trong Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Họ nhận thấy phần lớn thiệt hại của xe tăng do bị đánh trúng vào tháp pháo, nên quyết định loại bỏ nó. Ảnh: Armyrecognition

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

S-tank được trang bị pháo chính 105 mm gắn trực tiếp vào thân xe, 2 súng máy 7,62 mm. Pháo chính gắn cố định có khả năng bắn chính xác rất cao, nhưng nhược điểm là xe không thể bắn trong khi đang di chuyển do không có hệ thống ổn định pháo chính. Ảnh: Quân đội Thụy Điển.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Góc nâng của pháo được điều chỉnh thông qua việc nâng hạ hệ thống treo. Ảnh: Wikipedia.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Góc nâng của pháo chính khá hạn chế. Kíp lái phải quay toàn bộ xe để lựa chọn mục tiêu. Khả năng quan sát từ bên trong xe khá hạn chế. S-tank dễ bị tổn thương nếu bị phục kích do khả năng đáp trả tức thời rất thấp. Ảnh: Wikipedia.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Khoảng 290 xe tăng S-tank được sản xuất trong giai đoạn 1967-1971. Xe tăng này phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1960 đến 1990. Ảnh: Quân đội Thụy Điển.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Năm 1967, Thụy Điển đã tiến hành so sánh S-tank với Leopard-1 do Đức chế tạo. Trong trường hợp đóng kín cửa, S-tank phát hiện mục tiêu nhanh hơn so với Leopard-1. Ở tình huống mở cửa sập phía trên, Leopard-1 có lợi thế hơn. Ảnh: Quân đội Thủy Điển.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Năm 1975, 2 chiếc S-tank được gửi đến Mỹ để thử nghiệm cùng xe tăng M60A1. Kết quả cho thấy S-tank bắn chính xác hơn nhưng tốc độ khai hỏa trong mỗi lần bắn chậm hơn. Ảnh: Ftr.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

S-tank là xe tăng đầu tiên sử dụng động cơ tuabin khí, tốc độ tối đa 60 km/h, phạm vi hoạt động 390 km. Những năm 1990, S-tank bị thay thế bằng Stridsvagn 122 (phiên bản Leopard-2 sản xuất tại Thụy Điển). Ảnh: Femorefortet.

xe tang khong thap phao ky la cua thuy dien

Ý tưởng xe tăng không tháp pháo của Thụy Điển có một số lợi thế nhất định nhưng không bù được các khuyết điểm về khả năng quan sát và xử lý mục tiêu khi tác chiến. Ảnh: Reddit

Theo Zing

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.