Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 Hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, mục đích của hướng dẫn này là cách ly cán bộ y tế có nguy cơ mắc COVID-19 nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì công việc hằng ngày tại nơi làm việc.

Hình thức cách ly: Cách ly tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng (sau đây gọi chung là khách sạn) và đến nơi làm việc hằng ngày.

Đối tượng cách ly: Nhà quản lý, chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có nguy cơ mắc COVID-19, có trách nhiệm phải duy trì công việc hằng ngày tại nơi làm việc (sau đây gọi chung là người được cách ly).

Thời gian cách ly: Thời gian cách ly do Bộ Y tế quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế nhưng không ít hơn 14 ngày.

Các yêu cầu chung với khách sạn:

-Chỉ phục vụ mục đích cách ly phòng, chống COVID-19, không phục vụ mục đích khác.

-Đảm bảo điều kiện sinh hoạt thiết yếu: điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm. - Đảm bảo thông thoáng khí.

-Đảm bảo an ninh, an toàn. - Đảm bảo phòng chống cháy nổ.

-Thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người được cách ly, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý.

-Nếu có điều kiện thì trang bị tivi và internet cho từng phòng cách ly.

Bộ Y tế yêu cầu, cơ sở cách ly phải bố trí, sắp xếp các khu vực phục vụ cách ly như trạm gác; đường ra vào và điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển; bố trí các khu vực trong khách sạn như:

-Phân khu/tầng dành cho người được cách ly;

-Khu vực dành cho nhân viên phục vụ của khách sạn, nhân viên y tế, lực lượng quân đội (khu vực điều hành);

-Khu vực bếp, chế biến, đóng gói thức ăn, bố trí tách biệt với phân khu cách ly;

-Khu cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ;

-Khu vực tiếp nhận đồ tiếp tế;

-Khu vực lưu giữ chất thải tạm thời...

Việc tiếp nhận và đưa đón đến nơi làm việc hàng ngày được hướng dẫn thực hiện như sau:

1.Cơ sở y tế lập và thống nhất danh sách người được cách ly tại khách sạn và thời gian đưa đón đến nơi làm việc hằng ngày với khách sạn.

2.Vận chuyển người được cách ly từ nơi làm việc đến khách sạn và đưa đón đến nơi làm việc hằng ngày:

-Lực lượng quân đội hoặc cơ sở y tế chịu trách nhiệm bố trí, vận chuyển và tiến hành các thủ tục bàn giao người được cách ly cho khách sạn.

-Thực hiện khử trùng vật dụng cá nhân của người được cách ly trước khi ra khỏi nơi làm việc.

-Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, không để lây nhiễm chéo. Hạn chế dừng, đỗ trong quá trình di chuyển.

-Người được cách ly phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt quá trình vận chuyển.

Hướng dẫn cũng nêu rõ, tất cả nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với người được cách ly hoặc người phải đi vào làm nhiệm vụ trong phân khu cách ly:

-Phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của Bộ Y tế (quần áo, kính, mũ, khẩu trang, găng tay, bao giầy dùng một lần); thải bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân ngay sau khi kết thúc công việc vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

-Không về nhà trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ tại khách sạn đang có người được cách ly.

Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế phòng, chống dịch COVID-19

Yêu cầu với người được cách ly

Người được cách ly phải chấp hành thực hiện việc cách ly theo quy định cách ly và nội quy của khách sạn. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Không khạc nhổ bừa bãi.

Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Hạn chế ra khỏi phòng cách ly, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác trong phân khu cách ly.

Không tụ tập nói chuyện, không ngồi ăn chung, không tổ chức các trò chơi trong phòng, hành lang, ngoài sân trong phân khu cách ly.

Uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ hoặc trong phân khu cách ly nhưng đảm bảo phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người khác trên 2 mét. Bỏ rác thải vào thùng đựng rác.

Thông báo cho lễ tân hoặc nhân viên y tế tại khách sạn và cơ sở y tế ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt hoặc ho, đau họng, khó thở.

3 biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người thực hiện vụ cách ly y tế tập trung tại khách sạn

1.Thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân trong quá trình làm nhiệm vụ tại khách sạn. Rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau mỗi lần vào/ra phân khu cách ly.

2.Tự theo dõi sức khỏe và báo cáo cho nhân viên y tế hàng ngày. Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người khác và báo cho nhân viên y tế phụ trách tại khách sạn để được xử trí kịp thời.

3. Nhân viên y tế lập danh sách, theo dõi sức khỏe hàng ngày cán bộ, nhân viên ở các bộ phận làm nhiệm vụ thường xuyên tại phân khu cách ly.

Xử trí khi phát hiện trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong khách sạn

1.Cán bộ phụ trách y tế tại khách sạn báo cáo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh và cơ sở y tế. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh điều tra dịch tễ ca bệnh; phối hợp tổ chức vận chuyển người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở điều trị được chỉ định bởi Bộ Y tế để quản lý, điều trị, và lấy mẫu bệnh phẩm.

2.Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện khử trùng và xử lý môi trường phòng của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phòng cách ly chỉ được sử dụng trở lại sau khi được khử trùng và xử lý môi trường.

Theo Lê Nguyên/Báo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.