Nước máy "bẩn", người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

(Baohatinh.vn) - Mặc dù đang “khát” nước sạch nhưng hiện nay người dân xã TĐC Hương Quang (Vũ Quang - Hà Tĩnh) đã tạm ngừng dùng nước máy, chuyển sang nước giếng khoan hoặc nước lấy từ các dòng suối để phục vụ sinh hoạt, ăn uống.

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Từ mấy tháng nay, gia đình anh Quang đã "đoạn tuyệt" với nước máy, chuyển sang dùng nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt, ăn uống...

Anh Phạm Văn Phong ở xóm Tùng Quang, xã Hương Quang cho biết: Mấy tháng nay gia đình tôi đã không dùng nước máy, dù không phải mất tiền mua. Nguyên do là vì, mấy lần trước đây đi làm về tôi tắm rửa bằng nước máy thì phát hiện thấy mùi tanh, hôi, phải đi tắm lại bằng nước giếng bơm. Đặc biệt, có những thời điểm nước mở ra màu vàng quạch, mùi hôi không ngửi nổi. Vì sức khỏe của cả gia đình nên tôi đã khóa hẳn vòi luôn và chuyển sang dùng nước giếng khoan...

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Nước sạch không đảm bảo chất lượng nên vòi nước máy của gia đình anh Văn vướt chỏng ngoài gốc chuối sau hồi...

Anh Đào Văn ở cùng thôn lại rơi vào tình cảnh bi đát hơn vì nước máy không đảm bảo chất lượng, còn giếng khoan cũng không dùng được. Trước cửa nhà, ống nước giếng khoan bị gãy vứt ở góc sân. Sau nhà, vòi nước máy cùng các phụ kiện đi cùng vứt ngổn ngang ở gốc chuối. Từ mấy tháng nay, khi nước máy không dùng được, anh phải xin hàng xóm bơm nước về ăn uống, giặt dũ, sinh hoạt, chăn nuôi rồi tính tiền điện trả. Dẫu biết là phiền hà, bất tiện nhưng chẳng còn cách nào khác...

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Một đường ống nước sạch bị rò rỉ, nước chảy ra khiến ai nhìn thấy cũng đều giật mình, kinh hãi...

Tìm hiểu về chất lượng nước máy ở các xóm khác như: Kim Quang, Kim Thọ, chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu ái ngại, sự thất vọng, thậm chí là khó chịu. Theo họ, nguyên nhân của nước không đảm bảo chất lượng là do vùng lòng đập trước đây không được dọn dẹp sạch sẽ, nay cây cối mục nát, rong rêu phát triển nhiều; thêm vào đó, con đập dùng để lấy nước thô đã được xã cho đấu thầu để nuôi cá...

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Hơn hai tháng không dùng nhưng màu đỏ quạch ở những quảng đất dưới các vòi nước máy chảy ra trước đó vẫn còn dấu vết vàng quạch...

Ông Nguyễn Trường Thọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hương Quang cho rằng: "Khi mới đưa vào sử dụng (khoảng tháng 12/2017) nước đạt chất lượng tốt, nhưng khoảng 3 tháng sau thì gặp sự cố. Nguyên nhân là do đơn vị thi công hướng dẫn cho cán bộ phụ trách vận hành nhà máy nước chưa đúng với quy trình kỹ thuật của thiết kế.

Xã đã mời chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và các đơn vị có liên quan về kiểm tra, vận hành lại. Hiện tại, nước đã trong, không còn mùi hôi và chúng tôi đang đề nghị chủ đầu tư mời Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về thẩm định, kiểm tra lại chất lượng nước. Nếu nước đạt chất lượng thì thông báo cho bà con yên tâm sử dụng, còn chưa đưa đạt thì sẽ tiếp tục khắc phục..."

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Lúc chúng tôi đến, Nhà máy nước sạch Hương Quang cửa đóng then cài, quang cảnh yên ắng...

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thanh Yên - Trưởng ban chuyên trách bồi thường hỗ trợ tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (chủ đầu tư Nhà máy nước sạch Hương Quang) cho biết: “Vừa rồi chúng tôi về kiểm tra và bước đầu phát hiện ra 4 lỗi vận hành, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước: lượng cát và bột xốp bị hụt; lượng nước đầu vào vượt quá 1,5 lần so với công suất thiết kế; lượng clo xử lý chỉ bằng 1/3 so với công suất thiết kế; lượng phèn chỉ bằng 1/15 so với yêu cầu.

Hiện nay, chúng tôi đã điều chỉnh lại các thông số và yêu cầu người vận hành tập trung theo dõi. Tuy bằng trực quan thì thấy chất lượng nước đã ổn nhưng chúng tôi đã đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về kiểm tra, đánh giá”.

Nước máy bẩn, người dân Vũ Quang quay lại nước giếng khoan!

Cách nhà máy nước sạch chỉ hơn 30m nhưng người dân vẫn bắt ống lấy nước từ Khe Xai để sử dụng

Liên quan đến người vận hành nhà nhà máy nước sau khi chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị hưởng lợi, ông Yên cho biết thêm: Công việc này do một cán bộ bán chuyên trách của xã Hương Quang đảm nhận. Người này từng được đào tạo, có chứng chỉ về lĩnh vực này và khá tâm huyết, trách nhiệm. Mặt khác, trước khi đưa vào bàn giao, khai thác, ngoài việc đề nghị chính quyền địa phương cắt cử 2-3 người đi tập huấn khoảng 4 tháng để về vận hành thì chúng tôi cũng đã tiến hành tập huấn theo kiểu cầm tay chỉ việc trong khoảng thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên đã để xẩy ra sự cố.

Nhà máy nước sạch Hương Quang được khởi công xây dựng từ năm 2016, do Ban chuyên trách bồi thường hỗ trợ tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 7 tỷ đồng. Hiện, công trình đã đươc bàn giao cho chính quyền địa phương xã Hương Quang quản lý, bảo vệ, khai thác.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.