Người dân Trung Lộc “khát” nước sạch

(Baohatinh.vn) - Chắt chiu nước mưa để ăn uống, sinh hoạt dùng nước kênh hoặc nước phèn nhiễm mặn… là thực trạng buồn của người dân xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Họ đang mong ngóng nguồn nước sạch từng ngày...

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Ông Hoàng Bá Dinh (thôn Đình Cương) đã đào giếng hàng chục mét nhưng không tìm được nguồn nước sạch

Để có nước ăn uống, hàng chục năm nay, gia đình ông Hoàng Bá Dinh (thôn Đình Cương) phải chắt chiu từng giọt nước mưa. Ông còn đầu tư gần chục triệu đồng xây bể chứa những mong đủ nước ăn quanh năm. Còn giặt giũ, tắm rửa, gia đình đành "tặc lưỡi" dùng nước kênh Linh Cảm chạy qua nhà.

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Nhìn bằng mắt thường, nước giếng khá trong song lại phèn, mặn và tanh, không thể ăn uống

Ông Dinh ái ngại: “Với người dân Trung Lộc, nước sạch là vấn đề nan giải nhất từ trước đến nay. Chúng tôi đào giếng, nước khá trong song lại phèn, mặn, mùi rất tanh. Trong khi đó, nguồn nước kênh để sinh hoạt hàng ngày chỉ được lọc sơ qua nên không thể sạch được. Nước kênh bẩn đục, lẫn phân gia súc, gia cầm, thậm chí rác, xác súc vật cũng theo thượng nguồn chảy về nên chúng tôi rất lo lắng”.

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Lâu nay, người dân xã Trung Lộc phải chắt chiu nước mưa để ăn uống và phải tốn nhiều chi phí xây bể chứa

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Trọng Hoán phân vân: “Để có nước sinh hoạt, chúng tôi phải mua ống dẫn và bể chứa kéo nước từ giếng làng về với chiều dài trên 200m, chi phí tốn kém. Không còn cách nào khác chúng tôi phải ăn nước mưa. Tuy nhiên, theo nhiều khuyến cáo, nước mưa hoàn toàn không sạch, nhất là hiện nay không khí đang bị ô nhiễm. Nếu dùng trực tiếp, không qua xử lý và dùng lâu dài thì chúng tôi rất lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe”.

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Toàn xã Trung Lộc có 87 giếng làng (nước dẫn từ kênh Linh Cảm), phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Việc sinh hoạt từ nguồn nước kênh mương, nước phèn nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Chị Bùi Thị L. bức xúc: “Lâu nay, chúng tôi đành "nhắm mắt" sinh hoạt bằng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Con trẻ vì thế hay bị các bệnh về da, ngứa ngáy khó chịu, quần áo, vật dụng sinh hoạt cũng nhanh hư hỏng... Mong muốn chính đáng của hàng nghìn hộ dân Trung Lộc là được dùng nước sạch”.

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Nước ngầm nhiễm phèn, mặn nên người dân Trung Lộc không có nước sạch để sinh hoạt

Về vấn đề này, ông Phạm Viết Hội – Chủ tịch UBND xã Trung Lộc cho hay: “10 thôn của xã hiện đều khó khăn về nguồn nước. Nước ăn uống 100% từ nước mưa. Nước sinh hoạt dẫn từ kênh Linh Cảm về không đảm bảo chất lượng. Hàng năm, thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 hạn hán, kênh cạn nước, lại xảy ra tình trạng thiếu nước diện rộng, ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân”.

nguoi dan trung loc khat nuoc sach

Nước kênh Linh Cảm được người dân Trung Lộc dẫn vào để sinh hoạt, không đảm bảo vệ sinh

“Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã nhiều lần lên phương án, kêu gọi các “mạnh thường quân” đóng góp thêm kinh phí để xây dựng nhà máy nước nhưng không thành. Theo tính toán, chi phí xây dựng nhà máy nước lên tới hơn 20 tỷ đồng trong khi nguồn lực địa phương hạn hẹp nên không thể thực hiện. Chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ địa phương nguồn lực xây dựng nhà máy nước để người dân được tiếp cận nguồn nước sạch phục vụ ăn uống, sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe, nhất là thời điểm nắng nóng đang đến gần” – ông Hội đề nghị.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.