Tem giấy - ma túy kiểu mới hủy hoại giới trẻ ra sao

Tem giấy còn được gọi là bùa lưỡi, thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD, gây ra ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi người dùng.

tem giay ma tuy kieu moi huy hoai gioi tre ra sao

Giới trẻ sử dụng ma túy tem giấy để có ảo giác. Ảnh: TH.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện tâm thần TP HCM, cho biết từng điều trị cho một bệnh nhân 15 tuổi bị nghiện tem giấy. Em này là học sinh cấp 3 có triệu chứng ảo thị và rối loạn giấc ngủ sau một thời gian "chơi tem". Bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng thuốc và áp dụng các liệu pháp cai nghiện ma túy. Sau 2 lần điều trị, chất gây nghiện LSD được đào thải dần khỏi cơ thể em, triệu chứng ảo giác và rối loạn giấc ngủ đã thuyên giảm. Bác sĩ dặn dò người nhà theo dõi sát bệnh nhân để tránh nguy cơ tái nghiện sẽ rất khó điều trị.

Bác sĩ Hiển giải thích tem giấy là một loại ma túy mới nổi. Nó còn có tên tiếng lóng khác là “bùa lưỡi” bởi được sử dụng bằng cách le lưỡi liếm như dán tem. Hiện nay tem giấy được bán dưới hình thức những miếng giấy nhỏ như con tem, xuất hiện ở nhiều trường học trên cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn và được học trò "chơi".

Tem giấy thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD (Lysergic Axit Diethylamide), là chất bán tổng hợp được chiết xuất từ nấm cựa gà. Chất gây nghiện này tái xuất hiện trong thời gian gần đây sau một thời gian dài (từ cuối thập niên 1970) thế giới ngầm đã ngưng sản xuất. Đây là chất gây ảo giác mạnh nhất cho đến nay, chỉ vài chục mcg là có thể gây ảo giác nên được xem chất ma túy nguy hiểm nhất.

tem giay ma tuy kieu moi huy hoai gioi tre ra sao

Ma túy ngụy trang trong những tờ tem giấy nhiều màu sắc được bán trước một số trường học. Ảnh: T.H.

Theo bác sĩ Hiển, về cơ bản có 4 tiêu chí chính để xác định một chất ma túy. Đó là một chất có thể gây nghiện; Có thể gây tác hại trên tâm thần, thần kinh và thể chất; Sử dụng có xu hướng tăng liều; Là chất bị cấm bởi luật pháp nước sở tại.

Ma túy chia làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất gây ức chế trầm dịu bao gồm nhựa thuốc phiện/morphin (là thành phần chính và gây hoạt tính trong nhựa thuốc phiện), heroin (diacetyl morphine), các thuốc giảm đau được dùng hạn chế với mục đích y học như pethidine (dolargan), fentanyl (durogesic)…

Nhóm thứ hai gây kích thích thần kinh, gồm tất cả các nhóm còn lại như amphetamine và các dẫn xuất của methamphetamine (MDMA, MDEA, MMDA, DOM, có trong thuốc lắc), cocain chiết xuất từ lá cây erythroxylon coca, các thuốc gây ảo giác như LSD, Mescaline, PCP, cần sa và cần sa mới (cỏ Mỹ), muối tắm (mephedrone, cathinone) chiết xuất từ lá cây khat.

Do tác động trên hệ thần kinh nên ma túy có thể khiến người sử dụng bị mất ngủ sau khi dùng đối với nhóm kích thích thần kinh và gây ngủ bù sau thời gian mất ngủ. Bên cạnh đó là các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi. Sử dụng lâu ngày có thể làm biến đổi nhân cách, tiêu tốn nhiều tiền và mất khả năng học tập, làm việc, trộm cướp để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.

Hiện nay việc cai nghiện các loại ma túy này chủ yếu dừng lại ở điều trị triệu chứng (như ảo giác) chứ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các trường hợp nghiện nhẹ, tuân thủ điều trị và không tái nghiện thì sau một thời gian, chất LSD sẽ đào thải hết khỏi cơ thể. Với các bệnh nhân nặng hơn thì cần phải có liệu trình dài hơn.

Bác sĩ Hiển nhìn nhận, trong lịch sử phát triển của các chất ma túy, thế giới ngầm luôn đi trước luật pháp và các nhà quản lý một bước, luôn tìm cách lách luật một cách khôn ngoan. Khi luật pháp cấm chất này họ sẽ tìm ra chất khác thay thế chưa bị ngăn cấm. "Các loại ma túy mới nổi như tem giấy, muối tắm, cỏ Mỹ... được ngụy trang trong các món đồ chơi trẻ em hoặc thảo dược khô với diện mạo rất hiền lành nên khó bị cơ quan chức năng phát hiện", bác sĩ Hiển cho biết.

Điều đáng lo ngại là các loại ma túy mới trên không cho kết quả dương tính với các test nhanh phát hiện chất ma túy hiện có tại Việt Nam nên trở thành thách thức đối với công tác phòng chống ma túy. Theo bác sĩ Hiển, trong bối cảnh hiểm họa ma túy mới, cuộc chiến với ma túy còn dài và không có hồi kết. Trong khi chờ các cơ quan chức năng đề ra những phương án chế tài xử phạt đối với tội phạm sản xuất và vận chuyển ma túy thì phụ huynh và thầy cô cần chủ động giáo dục cho thế hệ trẻ nhận biết để tránh. "Hầu hết tình trạng nghiện ngập đều bắt đầu từ những cuộc chơi và sự rủ rê, cộng với bản tính tò mò thử cho biết của tuổi mới lớn", bác sĩ nhấn mạnh.

Theo VNE

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.