Biển và tôi...

(Baohatinh.vn) - Nhà tôi không ở sát chân sóng để nghe sóng biển chiều lặng gió du dương ca hát và nghe mùi cá nướng thơm lừng dậy lên, nhưng trong tâm thức tôi, biển thật gần gũi và máu thịt.

bien va toi

Bình minh Cửa Nhượng. Ảnh: Hương Thành

Cách biển 13 km, lúc còn nhỏ, tôi bắt đầu có ấn tượng về biển khi những đêm đầy gió, trong căn nhà tranh trống trải, nghe tiếng động ầm ầm lúc xa, lúc gần, mẹ tôi bảo: Biển động đó con! Ngày mai thế nào cũng giông gió, mẹ phải chuẩn bị thức ăn chứ không có cá lên đâu. Suốt một đời gồng gánh bán hàng mưu sinh ở chợ, mẹ tôi hay dùng từ “cá lên” để chỉ những hôm được trời, nhiều tôm, cá, ngư dân Thạch Kim gánh vội lên cho kịp chợ tỉnh. Mẹ cũng hay dùng từ “cá về” để chỉ các loại hải sản từ Nhượng Bạn gánh sang.

Với gia đình tôi, những chiều hè “bể được cá” qua câu chuyện quanh bữa tối của mẹ thật vui. Những con nục thân to, nướng lên mỡ còn láng bóng, thớ thịt trắng tinh, đó là cá Nhượng. Còn những con thu mình dài, lưng xanh biếc, bụng trắng, con bạc má mắt sáng quắc, da ánh xanh vàng là cá bể Thạch Kim, bởi cá tươi từ Thạch Kim lên gần hơn.

Cá cháo thì vùng biển ngang Thạch Hải mới ngon nhưng được ít. Tôm bạc bể hay tôm cửa rào (cửa sông) mình bẹp, thân màu bạc pha hồng, đuôi và râu màu đỏ, rất khác tôm bộp màu nâu sậm hay tôm nghệ màu vàng nhạt. Tôm biển khi lên bờ đều chết, không quẫy đạp như tôm đồng, tôm hồ… Những kiến thức đầu tiên về sản vật biển mà mẹ dạy chúng tôi đã trở thành niềm vui, sự từng trải cho đến bây giờ, khi trở thành những người nội trợ chính của gia đình.

Theo mẹ đi chợ, tôi nhớ hình ảnh những bà, những chị từ biển lên, mặc váy đen, áo cánh bên ngoài, ướm trắng bên trong, gương mặt ánh lên niềm vui được mùa biển. Hồi ấy chưa có các phương tiện giữ cá tươi lâu như bây giờ, họ phải bỏ cá cơm, cá thờn bơn, cá ngát vào nồi đất, cho ít muối biển và dùng ngay nước biển kho chín rồi mang lên chợ tỉnh bán.

Mực ống được luộc trên thuyền, bụng con nào con nấy chứa đầy cơm, ăn xong mực dính đen cả răng. Của ngon, tôi chia cho chúng bạn hàng xóm mỗi đứa một khoanh. Mẹ tôi khen người dân biển thật thông minh, nồi cá về đến nhà tôi vẫn thơm ngon, không màu mè gì mà bốc lên mùi vị thật hấp dẫn.

Cũng có những vụ cá Nam, biển có cả cá ngứa, cá nhỡ, cá chim, cá bù… là những loại “thượng hạng” không phải ai cũng mua được. Chim, thu, bù, ngứa, nhà có khách quý là cứ mua những loại đó. Ăn ít ngon nhiều, một tý nước kho cũng ngon ngọt nhớ đời là cá nhỡ, mỗi năm chỉ có một đôi lần đánh được vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Cá nào cũng thế, phải nhìn kỹ, mắt tươi đen, thân cứng, da ánh xanh hoặc ánh hồng, ánh bạc, ánh đen là tươi. Mẹ dặn thế.

Nhờ biển, cùng với sự tảo tần của mẹ, chúng tôi lớn lên, trong huyết quản có vị mặn mòi và thảo thơm của biển. Theo hành trình cuộc đời, biển mở ra trước mắt tôi bởi bao điều mới lạ và hấp dẫn. Đó là những buổi chiều tà khi hoàng hôn choàng xuống biển, trên màu xanh ngời ngợi của biển xuất hiện những con thuyền như những cánh chim lướt sóng. Bờ cát phẳng lặng trải ra dưới chân gợi bao xúc cảm. Đó là những buổi bình minh lên, mặt biển lấp lánh muôn ánh vàng, ánh bạc. Biển quê tôi còn dung chứa bao trầm tích văn hóa.

Cửa Hội Thống là cửa biển cổ và rất rộng giữa 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, một trong những điểm đến của con đường tơ lụa trên biển từ nước ngoài tới phố cổ Phù Thạch (thuộc Đức Vịnh - Đức Thọ ngày nay).

Cửa Sót gắn liền với câu chuyện huyền thoại của người anh hùng Lê Khôi và dãy núi Nam Giới như bức tường thành che chắn cho cả vùng Thạch Hà và tỉnh lỵ. Cửa Nhượng thuyền về cá chở đầy khoang gắn liền với câu chuyện huyền thoại đàn trời của vua Hùng, câu chuyện lịch sử rú Cùm (núi Cầm, Cầm Sơn) nơi Hồ Quý Ly bị bắt. Cửa khẩu Kỳ Ninh gắn liền với câu chuyện Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu xả thân vì nước, để lại sự linh ứng cho một ngôi đền thiêng. Bao nhiêu tâm thức của người dân quê tôi gửi gắm trong những lễ hội và phong tục biển. Dù đi đến nhiều vùng biển đẹp của cả nước, tôi vẫn nhớ biển quê với vị ngon của hải sản không nơi nào sánh được và những lễ hội tâm linh đầy quyến rũ.

Giờ đây, ngồi trước trang giấy, tôi quặn lòng xót xa vì những thương tích của biển trong mùa hè dậy sóng này. Vết thương đang lành thịt da, cơ thể biển đang hồng hào trở lại. Những con sóng ngày đêm vẫn khát khao dâng hiến vị mặn mòi, làn nước trong xanh, hải sản quý và cảm xúc thăng hoa cho con người. Những đàn mực, đàn cá, tôm đã trở về, tung tăng bơi lội... Chung tay bảo vệ môi trường biển, hỗ trợ ngư dân, vun đắp văn hóa biển, rồi biển sẽ trả lại cho chúng ta mọi thảo thơm của ngàn đời.

Tôi yêu biển theo cách riêng của mình. Và tôi biết, còn nhiều người cũng yêu biển như biển đã yêu tất cả chúng ta. Hãy về với biển, để nghe biển hát, để thêm một lần nữa đón nhận tình yêu của đại dương xa thẳm mà gần gụi quen thân!

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.