Những ngày tháng tư phố thị

Nơi tôi ở, thị xã đã lên thành phố 5 năm rồi, ấy vậy mà những con người nơi đây vẫn không sao quên được cái từ "thị xã" đầy nhung nhớ đó. Như một mặc định không nói được bằng lời, "thị xã Hà Tĩnh" vẫn là một tên gọi thân thương mà quen thuộc, là nơi khơi gợi cho con người ta những kí ức đẹp đẽ một thời của những người sinh ra và lớn lên ở đó...

Thị xã của tôi nhỏ thôi, chỉ mới chạy xe lòng vòng chưa đầy 30 phút đã hết nhẵn những con đường dọc ngang rộng rãi, ấy vậy mà con người sinh ra ở thị xã là tôi đây vẫn chưa lần nào đi hết những dọc ngang ngõ tắt của cái thị xã nhỏ bé đó, để rồi mỗi lần lạc vào một con ngõ nào lại chộn rộn, ồ à vì ngạc nhiên lạ lẫm.

Mỗi góc phố có một loại cây riêng: Phố Phan Đình Phùng xanh thắm xà cừ, phố Nguyễn Tất Thành rợp vàng hoa điệp, Lâm Phước Thọ cao ngút hàng dừa xanh và những cây bông gòn ba bốn người ôm không xuể... và cả những đoạn đường ngập sắc hoa xoan đặc trưng của miền quê Hà Tĩnh.

Tôi nhớ những ngày tháng tư ở phố thị. Khi những cây xoan khẳng khiu lún phún nẩy mầm. Chồi lá chưa kịp nõn xanh đã bung ra cái sắc tím mơ màng của nụ hoa dân dã. Tôi cứ hồ nghi rằng hoa xoan ở quê sẽ không đẹp bằng hoa xoan phố thị vì những lớp lớp cánh tím ấy dễ ngập chìm trong sắc xanh rộn rã của mùa sinh sôi đâm chồi nảy lộc của muôn loài. Mùa xuân, cây nào mà chẳng mang cái ngồn ngộn của sức sống đang bùng trỗi dậy?

Hoa xoan phố thị lẻ loi. Đứng một mình trên ngã tư vắng vẻ. Phố thị không ồn ã xe cộ, không tắc đường như phố lớn, cũng chẳng buồn bã thưa vắng như đường quê. Phố thị có cái lao xao của buổi sáng tinh sương của lũ trẻ đến trường, rồi lại lắng xuống, se sẽ trong tiếng nhạc dịu dàng của quán cafe cạnh cột đèn xanh đèn đỏ. Hoa xoan lúc đó mặc sức bung nở, mặc sức tỏa hương, mặc sức trải lên một góc trời cái màu tím rất đỗi dịu dàng mà ai đi ngang phố cũng ngửa mặt lên nhìn như thấy người bạn ngày xưa nửa quen nửa lạ.

Tháng tư phố thị. Anh bạn xa quê lâu ngày hào hứng ngồi ở góc vỉa hè uống nước chè xanh cứ nhìn quanh nhìn quất, rồi lại như trút tiếng thở dài mãn nguyện: Thành phố thay đổi từng ngày, nhưng vẫn còn những góc mấy chục năm qua không hề thay đổi. Cây xoan đâu đó, tiếng dế lích rích trong cỏ, vị nước chè xanh đặc quéo thơm nồng nhắc anh ta gợi nhớ tất cả những kỉ niệm rất đỗi xa rồi... thời trẻ.

Tôi bê ngay cái ý nghĩ chân thực ấy đặt vào trong cái văn cảnh rất đỗi văn vẻ rằng: cái phố thị nhỏ bé của mình bây giờ đã thay đổi nhiều, đã là thành phố trẻ. Nó cứ như người con gái đến tuổi dậy thì ấy, cứ hây hẩy sức sống mà lớn lên nhưng vẫn giữ được những nét trẻ con trong trẻo.

Phố thị của tôi là thế, nhất là những ngày tháng tư này. Khi mùa xuân vừa độ mãn khai, khi gió nồm nam vừa đôi cơn thổi sớm nồng nàn quện lẫn vào nhau trong sắc hoa rực rỡ của những loài cây vừa mới oằn mình, kiên gan vượt qua mưa bão nắng chát của đất trời miền Trung hà khắc. Có như thế, người Hà Tĩnh dù nghèo cũng có thể làm thơ, cũng có thể trải lòng mà "đi xa càng muốn về, khổ đau càng muốn về" như thế!

Tản văn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.