133 người chấp hành xong án phạt tù vay gần 11 tỷ đồng đầu tư sản xuất

(Baohatinh.vn) - 133 người chấp hành xong án phạt tù được Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Tĩnh cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (gọi tắt là Quyết định 22).

Quyết định này quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

z5849681700351-b88d1fa74600d74361f64bb14fc625bb-6132.jpg
Qua các phiên giao dịch tại xã, phường, Ngân hàng CSXH đẩy mạnh truyền thông chính sách tín dụng đến với người dân.

Theo đó, đối tượng vay vốn là: Người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá) và cơ sở sản xuất kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù).

Quyết định 22 quy định mục đích sử dụng vốn vay là: vay vốn để đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Đối với vay vốn để đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù. Còn đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: người chấp hành xong án phạt tù thì mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người; cơ sở sản xuất kinh doanh thì mức vốn cho vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

400-6290-2954-710-6749.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn của khách hàng theo Quyết định 22.

Ông Phan Ngọc Vũ - Phó Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng (Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Quyết định 22 là một chính sách nhân văn, khẳng định sự chung tay của Nhà nước và cộng đồng xã hội trong công tác tái hòa nhập cộng đồng, từng bước xóa bỏ kỳ thị, xa lánh của cộng đồng xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ có điều kiện thuận lợi để sớm tái hòa nhập cộng đồng. Quyết định này ra đời tạo cơ chế, điều kiện cho người chấp hành xong án phát tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hành CSXH nhằm tạo lập cuộc sống. Đặc biệt, khi người chấp hành xong án phạt tù được tạo điều kiện vay vốn, có việc làm, ổn định cuộc sống sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thời gian qua, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh đã tích cực phối hợp với ngành công an và các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, thẩm định hồ sơ và tiến hành giải ngân nguồn vốn theo Quyết định 22 đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Tính đến ngày 10/10/2024, đã có 133 khách hàng trên địa bàn được vay với tổng số tiền 10,975 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập. Trong đó, những huyện có dư nợ lớn như: Cẩm Xuyên 22 khách hàng với dư nợ 1,78 tỷ đồng, Kỳ Anh 23 khách hàng với dư nợ 1,88 tỷ đồng, Nghi Xuân 18 khách hàng với dư nợ 1,485 tỷ đồng…”.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm 250-390 đồng một lít, kg từ 15h, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.