2 học sinh Hà Tĩnh sáng chế máy phân phối thức ăn NTTS từ phế liệu

(Baohatinh.vn) - Bằng niềm đam mê, 2 cậu học trò Trần Văn Phong và Bùi Long Nhật (học sinh lớp 12A5, Trường THPT Cẩm Xuyên) đã mày mò chế tạo thành công máy phân phối thức ăn cho thủy sản. Sản phẩm này đã vượt qua hàng trăm “đối thủ” và đạt giải nhì Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 8.

2 hoc sinh ha tinh sang che may phan phoi thuc an ntts tu phe lieu

Phong và Nhật đã nghiên cứu, mày mò chế tạo sản phẩm máy phân phối thức ăn cho thủy sản.

Để đạt được thành tích trên, ngoài sự đam mê, Phong và Nhật đã trải qua quá trình mày mò, không ngừng học hỏi cho việc sáng chế của mình. Ngoài ra, sự động viên, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và bạn bè đã tạo động lực để các em gặt hái thành công.

Phong và Nhật cho biết, tại nơi các em sinh sống, có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, các em đã quan sát, học hỏi quy trình, cách thức chăm sóc tôm và các loại thủy sản, rồi dần hình thành ý tưởng. Dựa trên những gì đã quan sát từ cuộc sống, Phong đảm nhiệm việc thiết kế mô hình, sản xuất và thử nghiệm. Trong quá trình đó, Nhật là người đóng góp ý tưởng, hỗ trợ và cải thiện để cho ra đời một sản phẩm sáng tạo hoàn chỉnh.

Về ý tưởng sáng tạo chiếc máy trên, 2 em cho biết, công dụng của máy được sử dụng cho việc phân phối thức ăn, thu gom rác thải trong thủy sản, quan sát quá trình cho thủy sản ăn bằng hệ thống camera. Về cơ chế hoạt động, chiếc máy không cố định một chỗ mà có thể di chuyển và hoạt động bằng điều khiển từ xa.

Để có được sản phẩm sáng tạo này, 2 em đã phải đi khắp các điểm thu gom phế liệu cũ để tìm các thiết bị, vật liệu đã qua sử dụng. Từ đó, tiến hành tái chế, phục hồi để đưa vào sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.

Nói về những khó khăn trong quá trình sáng chế, Trần Văn Phong cho biết: “Nhiều lúc đưa linh kiện điện tử vào thì máy không hoạt động hoặc lúc cải tiến thì máy gặp vấn đề... Không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng được thầy cô, gia đình động viên, hướng dẫn nên lại tiếp tục cố gắng theo đuổi”.

2 hoc sinh ha tinh sang che may phan phoi thuc an ntts tu phe lieu

Mô hình máy phân phối thức ăn cho thủy sản được đưa vào áp dụng thực tế

Thầy giáo Nguyễn Trọng Sơn (Trường THPT Cẩm Xuyên) - người trực tiếp hướng dẫn các em, cho biết: “Điểm mới của chiếc máy mà 2 em sáng chế đó là đưa vào vận hành bộ điều khiển từ xa. Giúp cho đủ lượng thức ăn cần thiết tùy vào vật nuôi, điều này giúp tiết kiệm thức ăn, không làm ứ đọng thức ăn dưới hồ, tránh gây bệnh tật, đảm bảo thủy sản phát triển tốt. Sáng chế này giúp tiết kiệm chi phí và mang tính ứng dụng cao”.

Được biết, trước khi cho ra đời máy phân phối thức ăn cho thủy sản, Phong và Nhật đã sáng chế một số sản phẩm có tính ứng dụng cao như bàn ghế đa năng, hệ thống tự đóng mở điện ở gia đình… Trong thời gian tới, Phong và Nhật sẽ tiếp tục hoàn thiện chiếc máy phân phối thức ăn cho thủy sản để có thể áp dụng rộng rãi hơn trong đời sống. Các em cũng cho biết đang ấp ủ dự định thi vào Trường Đại học Bách khoa để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ sáng tạo KHKT.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Ngoài những lời dạy bảo, việc cảm nhận lòng hiếu thảo qua những hành động, việc làm, cách cha mẹ đối xử với ông bà, với những người xung quanh là bài học sâu sắc, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con trẻ.