(Baohatinh.vn) - Ngày 19/11, Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức xét xử lưu động tại UBND xã Sơn Hồng vụ án Cao Huy Chương cùng đồng phạm về tội “ Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy " theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 313 Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo: Cao Huy Chương (áo phông xanh tím), Nguyễn Văn Sửu (áo trắng dài tay) và Lương Xuân Thịnh (áo khoác đen) tại phiên xử
Theo cáo trạng, khoảng 08 giờ 30 phút ngày 23/6/2019, Cao Huy Chương (SN 1971, trú tại thôn 5, xã Sơn Hồng) cùng với Nguyễn Văn Sửu (SN 1973, trú tại thôn 2, xã Sơn Hồng) và Lương Xuân Thịnh (SN 1967, trú tại thôn 9, xã Sơn Lĩnh) đi vào khe Nhồng thuộc vùng rừng thôn 10, xã Sơn Hồng để đốt ong lấy mật.
Trong quá trình này, cả ba người cùng nhau chuẩn bị mồi lửa bằng đuốc để đốt ong và Cao Huy Chương là người trực tiếp dùng đuốc để đốt.
Sau khi đốt được tổ ong, Chương vứt đuốc cách vị trí gốc cây khoảng 5m rồi cả 3 cùng đi về. Đi được khoảng 20m thì Sửu phát hiện nơi vị trí đã lấy mật ong có khói bốc lên và nói “chộ khói lên đầu rồi tề”.
Thấy vậy, Thịnh và Sửu quay lại bẻ cành cây dập lửa, nhưng do thời tiết nắng nóng, hanh khô và gió Lào thổi mạnh nên lửa cháy lan nhanh làm cháy 46,75 ha rừng sản xuất với 132.898 cây giang, 119.999 cây nứa và 1.526 cây gỗ (tổng trị giá 595.968.000 đồng) tại khoảnh 5 và 6, tiểu khu 8 của 11 hộ dân thuộc thôn 10, xã Sơn Hồng.
Đến sáng ngày 26/6/2019, tức sau 3 ngày, đám cháy mới được dập tắt.
Trong vụ án này, Cao Huy Chương là người trực tiếp dùng lửa để đốt ong dẫn tới việc cháy rừng nên giữ vai trò chính, tiếp đến Nguyễn Văn Sửu và Lương Xuân Thịnh.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra đã thu thập được và quá trình xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Cao Huy Chương 6 năm 6 tháng tù, Nguyễn Văn Sửu 5 năm 6 tháng tù và Lương Xuân Thịnh 5 năm tù.
Cơ quan công an xác định, tính đến thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đưa ra thị trường 3.500 tấn giá đỗ ngâm, tưới hóa chất.
Theo luật sư, ngoài tội "Mua bán trái phép chất ma túy", nhóm đối tượng còn có thể bị xem xét trách nhiệm về tội "Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" và "Giết người".
Chị Phan Ánh Chi (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp. Vậy, pháp luật quy định hình phạt đối với cá nhân phạm tội như thế nào?
Qua các phiên tiếp công dân, các cấp ở Hà Tĩnh đã trực tiếp giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, góp phần giải quyết các kiến nghị ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
Hơn 150 phạm nhân được đề nghị đặc xá và sắp chấp hành xong án phạt tù tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền pháp luật, tư vấn hướng nghiệp.
Lo ngại về lứa tuổi học sinh vi phạm pháp luật, Công an xã Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ ông bà, cha mẹ và các em để trao đổi, tuyên truyền pháp luật.
Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần cao điểm “An toàn giao thông học đường” góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Hà Tĩnh.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (TP Hà Tĩnh) hỏi: Tôi có người thân là phụ nữ đang nuôi con 24 tháng tuổi bị khởi tố về tội đánh bạc, trường hợp này có bị tạm giam không?
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá. Đường dây được xác định do 2 đối tượng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu.
Những cái chết oan uổng, những tổn thương dai dẳng về thể chất và tinh thần sau mỗi vụ tai nạn giao thông khiến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình không bao giờ tròn vẹn được nữa.
Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa các chủ trương, chính sách mới vào cuộc sống, nhất là về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tại họp báo của Bộ Công an chiều 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan vụ kẹo rau củ Kera.
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở mỗi gia đình và cộng đồng dân cư tại Hà Tĩnh là yếu tố quan trọng góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn, va chạm trên địa bàn.
Với hành vi gian dối về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động và "vẽ" ra cơ hội trúng thầu đất tái định cư, Thái Thị Phương (trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã khiến 4 bị hại sập bẫy.
Năm 2025, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) quyết tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái.
Vụ án lừa đảo lao động tại Đặc khu kinh tế (ĐKKT) Tam giác vàng (Lào) là hồi chuông báo động về tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Công lý đã được TAND tỉnh Hà Tĩnh trả lại cho các bị hại.
Hành vi vận chuyển pháo cấm từ Lào về Việt Nam bán kiếm lời của Nguyễn Văn Ánh (Hải Dương) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội “Buôn bán hàng cấm”.
Anh Lê Xuân Thanh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong tháng 3, Điện lực Hà Tĩnh liên tục nhận phản ánh của khách hàng về việc bị đối tượng giả mạo nhân viên điện lực với mục đích lừa đảo. Nhiều người trong số đó bị chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Huế đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Xuân Bình về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".