5 lý do cần bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh và tạo ADN và ARN. Bạn cần vitamin B12 để duy trì mọi hoạt động của cơ thể từ tâm trạng tới tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người không nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của vitamin B12 thấp trong cơ thể.

Trên thực tế, thiếu vitamin B12 có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm, mặc dù gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, khó thở và yếu cơ, hay quên và tê bì hoặc cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân…

Dấu hiệu thiếu vitamin B12 thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với mệt mỏi. Nhưng nếu bạn rơi vào những trường hợp sau đây thì cần cảnh giác dấu hiệu bị thiếu vitamin B12:

Ăn kiêng hoặc ăn chay

Các duy nhất để nhận vitamin B12 trong chế độ ăn là ăn thịt. Nếu bạn tránh các sản phẩm động vật, bạn có thể bị thiếu vitamin B12. Trên thực tế, những người ăn chay trường có thể bị thiếu vitamin B12 mạn tính dẫn tới da nhợt nhạt và yếu mệt. Bạn không cần phải từ bỏ thói quen và sở thích ăn uống của mình nhưng cần bổ sung vitamin B12 mỗi ngày.

Đang ở độ tuổi trên 50

Tuổi tác mang đến sự từng trải và tự do, nhưng thật không may, nó cũng có thể cản trở khả năng hấp thu vitamin B12 từ chế độ ăn. Bạn không chỉ dễ bị thiếu vitamin B12 khi già đi, mà các triệu chứng thiếu vitamin B như thay đổi trí nhớ hoặc giảm sức đề kháng dễ bị bỏ qua hơn. Nếu bạn (hoặc người được bạn chăm sóc) trên 50 tuổi, hãy dùng các chế phẩm bổ sung vitamin B12 để duy trì sức khỏe.

Uống rượu thường xuyên

Nếu bạn thường uống rượu vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, lượng vitamin B12 được tích trữ sẽ bị giảm. Điều này là vì gan đóng vai trò quan trọng trong tích trữ B12. Nếu bạn uống rượu buổi tối hãy uống bổ sung vitamin B12 khi trở về nhà.

Dùng thuốc điều trị trào ngược axit

Nếu bạn từng bị loét dạ dày và các rối loạn dạ dày khác, các thuốc điều trị những rối loạn này sẽ cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12. Nghiên cứu chứng minh rằng những người đang điều trị trào ngược axit nên dùng vitamin B12.

Bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn

Các vấn đề đường huyết hoặc các rối loạn như Hashimoto"s hoặc lupus có nghĩa là cơ thể có thể đang hấp thu ít vitamin B12 từ chế độ ăn. Thậm chí nếu ăn thịt nhiều hơn, bạn vẫn cần bổ sung vitamin B12 để duy trì hàm lượng cần thiết.

Thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và nó có liên quan tới một số chẩn đoán đáng sợ. Lượng vitamin B12 thấp có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và cũng có liên quan tới trầm cảm và các rối loạn lo âu như các triệu chứng Alzheimer, tự kỉ và bệnh tâm thần.

Tóm lại, thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng có thể gây nguy hiểm nhưng dễ phòng tránh. Việc bổ sung là nhanh chóng và an toàn vì vitamin B12 là vitamin tan trong nước.

Cách hiệu quả nhất là ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm. Vì phần lớn mọi người không thích tiêm nên viên ngậm dưới lưỡi là giải pháp đơn giản nhất.

Theo BS Nhật Nguyệt/SKĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói