1. Rau mùi
Rau mùi còn có tên là mùi ta, rau ngò ta... cung cấp các chất chống oxy hóa phytochemical quan trọng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạn chế lão hóa sớm, theo một đánh giá được công bố trên tạp chí Molecules năm 2022.
Cách dùng:
Rau mùi dùng làm rau gia vị trong ẩm thực Mexico và Châu Á cùng các món salad, cà ri, súp, đậu, các món canh, nộm, gỏi, bún, phở...
Rau mùi được sử dụng làm gia vị cho rất nhiều món ăn khác nhau.
2. Bạc hà
Bạc hà có vị cay the, mùi thơm mát, chứa các hợp chất flavonoid có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, được sử dụng rộng rãi để thêm hương vị hoặc mùi thơm cho xà phòng, mỹ phẩm, kem đánh răng, nước súc miệng và các sản phẩm khác.
Một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên Tạp chí Liệu pháp bổ sung trong Y học của Mỹ vào tháng 1 năm 2021 cho thấy mùi hương của dầu bạc hà có thể làm giảm đáng kể tần suất buồn nôn và nôn ở những người đang hóa trị, phụ nữ mang thai .
Cách dùng:
Dùng bạc hà như rau gia vị trong ẩm thực với rất nhiều món ăn từ salad, gỏi, nộm đến sinh tố, kem, bánh ngọt...
3. Hương thảo
Hương thảo được đánh giá cao cả về hương vị lẫn hương thơm nổi bật và dễ trồng trong nhà.
Một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học Canada đã xác định rằng hương thảo có chứa chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp làm chậm sự lây lan của các tế bào ung thư .
Một đánh giá sơ bộ khác, trên tạp chí Nutrients, cho rằng polyphenol trong hương thảo, bao gồm cả axit rosmarinic, có hiệu quả chống ung thư.
Nghiên cứu của Đại học bang Kansas, Hoa Kỳ cho thấy rằng việc ướp thịt bò trong hỗn hợp làm với hương thảo trước khi nướng sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất amin dị vòng gây ung thư trong thịt tới 84%.
Cách dùng:
Ngoài việc ướp thịt nướng, loại thảo mộc này có thể được sử dụng như gia vị để tăng thêm hương vị thơm cho mọi thứ, từ rau củ nướng đến các món hầm.
Lá hương thảo nổi bật với món thịt bò bít tết.
4. Kinh giới cay
Một phân tích của các nhà khoa học thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy kinh giới cay có thể có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn từ 3 đến 20 lần so với bất kỳ loại thảo mộc nào. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết, tính theo gam, loại thảo mộc này có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn 42 lần so với táo và gấp 4 lần so với quả việt quất.
Cách dùng:
Kinh giới cay có vị đắng, cay nhẹ và đậm hương thơm, thường được dùng trong các món như bún ốc, bún riêu hoặc làm gia vị cho các món pizza, spaghetti, bánh mì bơ tỏi, phô mai que...
5. Mùi tây
Rau mùi tây chứa hàm lượng vitamin K cao. Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2021 dựa trên dữ liệu từ hơn 50.000 cá nhân đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vitamin K cũng giúp cơ thể tạo ra các protein cần thiết cho quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh liền, giảm nguy cơ loãng xương .
Bên cạnh đó, mùi tây chứa một lượng lớn vitamin C và beta-carotene, tiền chất của vitamin A rất tốt cho thị lực.
Cách dùng:
Mùi tây có mùi thơm, vị đắng nhẹ, tươi mát, được dùng trong các món ăn như salad, súp, xào thịt, xay sinh tố...
Rau mùi tây có thể xay sinh tố hoặc xào, nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau.
6. Xô thơm
Một số hợp chất nhất định trong cây xô thơm được phát hiện có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antioxidants vào tháng 2 năm 2021 cho thấy, xô thơm có thể giúp chống lại một số bệnh như ung thư.
Theo các nghiên cứu trước đây, xô thơm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh .
Cách dùng:
Có thể sử dụng xô thơm trong món nước xốt thịt, bánh mì, các món ăn làm từ đậu, món hầm, nước sốt cà chua, khoai lang nghiền...