6 loại thảo dược dùng làm gia vị tốt nhất cho sức khỏe

Rất lâu trước khi có y học hiện đại, các nền văn minh cổ đại chủ yếu dựa vào nhiều loại thảo mộc để chữa bệnh. Ngày nay, các loại thảo dược này còn được dùng như rau gia vị trong các món ăn với mục đích tăng thêm hương vị và tăng cường sức khỏe.

1. Rau mùi

Rau mùi còn có tên là mùi ta, rau ngò ta... cung cấp các chất chống oxy hóa phytochemical quan trọng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạn chế lão hóa sớm, theo một đánh giá được công bố trên tạp chí Molecules năm 2022.

Cách dùng:

Rau mùi dùng làm rau gia vị trong ẩm thực Mexico và Châu Á cùng các món salad, cà ri, súp, đậu, các món canh, nộm, gỏi, bún, phở...

6 loại thảo dược dùng làm gia vị tốt nhất cho sức khỏe

Rau mùi được sử dụng làm gia vị cho rất nhiều món ăn khác nhau.

2. Bạc hà

Bạc hà có vị cay the, mùi thơm mát, chứa các hợp chất flavonoid có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, được sử dụng rộng rãi để thêm hương vị hoặc mùi thơm cho xà phòng, mỹ phẩm, kem đánh răng, nước súc miệng và các sản phẩm khác.

Một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên Tạp chí Liệu pháp bổ sung trong Y học của Mỹ vào tháng 1 năm 2021 cho thấy mùi hương của dầu bạc hà có thể làm giảm đáng kể tần suất buồn nôn và nôn ở những người đang hóa trị, phụ nữ mang thai .

Cách dùng:

Dùng bạc hà như rau gia vị trong ẩm thực với rất nhiều món ăn từ salad, gỏi, nộm đến sinh tố, kem, bánh ngọt...

3. Hương thảo

Hương thảo được đánh giá cao cả về hương vị lẫn hương thơm nổi bật và dễ trồng trong nhà.

Một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học Canada đã xác định rằng hương thảo có chứa chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp làm chậm sự lây lan của các tế bào ung thư .

Một đánh giá sơ bộ khác, trên tạp chí Nutrients, cho rằng polyphenol trong hương thảo, bao gồm cả axit rosmarinic, có hiệu quả chống ung thư.

Nghiên cứu của Đại học bang Kansas, Hoa Kỳ cho thấy rằng việc ướp thịt bò trong hỗn hợp làm với hương thảo trước khi nướng sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất amin dị vòng gây ung thư trong thịt tới 84%.

Cách dùng:

Ngoài việc ướp thịt nướng, loại thảo mộc này có thể được sử dụng như gia vị để tăng thêm hương vị thơm cho mọi thứ, từ rau củ nướng đến các món hầm.

6 loại thảo dược dùng làm gia vị tốt nhất cho sức khỏe

Lá hương thảo nổi bật với món thịt bò bít tết.

4. Kinh giới cay

Một phân tích của các nhà khoa học thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy kinh giới cay có thể có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn từ 3 đến 20 lần so với bất kỳ loại thảo mộc nào. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết, tính theo gam, loại thảo mộc này có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn 42 lần so với táo và gấp 4 lần so với quả việt quất.

Cách dùng:

Kinh giới cay có vị đắng, cay nhẹ và đậm hương thơm, thường được dùng trong các món như bún ốc, bún riêu hoặc làm gia vị cho các món pizza, spaghetti, bánh mì bơ tỏi, phô mai que...

5. Mùi tây

Rau mùi tây chứa hàm lượng vitamin K cao. Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2021 dựa trên dữ liệu từ hơn 50.000 cá nhân đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vitamin K cũng giúp cơ thể tạo ra các protein cần thiết cho quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh liền, giảm nguy cơ loãng xương .

Bên cạnh đó, mùi tây chứa một lượng lớn vitamin C và beta-carotene, tiền chất của vitamin A rất tốt cho thị lực.

Cách dùng:

Mùi tây có mùi thơm, vị đắng nhẹ, tươi mát, được dùng trong các món ăn như salad, súp, xào thịt, xay sinh tố...

6 loại thảo dược dùng làm gia vị tốt nhất cho sức khỏe

Rau mùi tây có thể xay sinh tố hoặc xào, nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau.

6. Xô thơm

Một số hợp chất nhất định trong cây xô thơm được phát hiện có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antioxidants vào tháng 2 năm 2021 cho thấy, xô thơm có thể giúp chống lại một số bệnh như ung thư.

Theo các nghiên cứu trước đây, xô thơm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh .

Cách dùng:

Có thể sử dụng xô thơm trong món nước xốt thịt, bánh mì, các món ăn làm từ đậu, món hầm, nước sốt cà chua, khoai lang nghiền...

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?